NSND Hồng Lựu bên các học trò.

“Ví, dặm đang trở về không gian sinh tồn”

NSND Hồng Lựu, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã dành nhiều năm thổi lửa cho dân ca ví, dặm xứ Nghệ. Bà chia sẻ với Thời Nay, từ sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ví, dặm đã ngày càng nhiều người biết đến.
Muốn tác phẩm đến được với trẻ em lẫn người lớn

Muốn tác phẩm đến được với trẻ em lẫn người lớn

Là cây bút viết văn nghệ kỳ cựu, Nguyễn Mạnh Hà (ảnh) những năm gần đây lấn sân sang thơ và nhạc. Ngay sau đại dịch Covid-19, anh xuất bản tập thơ “Sự tích Chúa” làm ngạc nhiên người đọc về sự mới lạ, nhiều triết lý về thân phận con người. Riêng với âm nhạc, Nguyễn Mạnh Hà (nghệ danh Khôi Minh) dành một tình yêu rất đặc biệt. Anh từng theo học khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Trong năm 2023, Khôi Minh phát hành album riêng và ra mắt các MV ca khúc anh tự sáng tác và biểu diễn.
Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần)

“Lụa và sắt thép đứng cạnh nhau”

Triển lãm sắp đặt hội họa với chủ đề “Tiếng gọi” của họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) sẽ diễn ra tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm từ ngày 18 đến 26/11, trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo 2023. Đó là “Tiếng gọi” từ trong tâm thức sáng tạo của người nghệ sĩ khi mong muốn được “trở về” cùng “mẹ thiên nhiên”.
Kết nối rộng rãi, thêm động lực cho văn nghệ địa phương

Kết nối rộng rãi, thêm động lực cho văn nghệ địa phương

Thời gian qua, nhà văn Niê Thanh Mai - Chủ tịch Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk và các cộng sự có nhiều nỗ lực kiến tạo các sự kiện, hoạt động nghề nghiệp, kết nối văn nghệ sĩ trên các địa bàn tỉnh, thành phố. Thời Nay có cuộc trao đổi với chị về việc đổi mới, sáng tạo trong công tác văn nghệ ở địa phương.
Trẻ em thích thú với các tác phẩm tranh truyện của họa sĩ Yasumasa Suzuki.

Ấn tượng với tinh thần tươi mới của Việt Nam

“Nỗi buồn ốc sên” là cuốn tranh truyện nổi tiếng được nhắc đến trong cuốn sách “Bắc Cầu” của Thượng Hoàng hậu Nhật Bản Michiko. Một câu chuyện về những nỗi buồn được che đậy trong vỏ bọc của mỗi người qua nét vẽ tài hoa của họa sĩ nổi tiếng Yasumasa Suzuki. Phóng viên Thời Nay có dịp trò truyện với lão họa sĩ khi ông qua thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cần coi trọng các giá trị cốt lõi của văn hóa làng trong đời sống hiện đại. Ảnh: QUANG HƯNG

Coi trọng yếu tố làng trong chính sách văn hóa

Bối cảnh xã hội hiện đại đang khiến cho vị thế của văn hóa làng có phần ẩn khuất, chìm lấp trong sự phát triển sôi động của đời sống. Vậy nhưng, ẩn sau vẻ ngoài có phần khiêm nhường ấy, văn hóa làng vẫn là một mạch ngầm hiện hữu với đầy đủ yếu tố truyền thống cả vật thể và phi vật thể. Và bởi vậy, việc nhận diện chính xác những giá trị vô cùng đặc sắc ấy, từ đó xác lập phương thức ứng xử phù hợp là điều có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa dân tộc. Quanh nội dung này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS, TS Bùi Xuân Đính.
Nhà văn Kabishev Alexander Konstantinovich giới thiệu hợp tuyển văn học “Hừng đông” tại một sự kiện văn học của thành phố Saint Petersburg.

Gieo kỷ niệm đẹp về hữu nghị và giao lưu văn hóa

Nhà văn Nga Kabishev Alexander Konstantinovich là người sáng lập dự án văn hóa và sáng tạo quốc tế DEMO GOG, thành viên của Liên hiệp các nhà văn Nga, Tổng Biên tập Tạp chí HUMANITY, Chủ tịch Hiệp hội các nhà văn trẻ của Liên bang Nga. Nhiều tác phẩm của anh đã được dịch và giới thiệu trên các tạp chí văn học của Tây Ban Nha, Ả Rập, Anh, Việt Nam và Tagalog (Nga, St.Petersburg). Xin giới thiệu bài phỏng vấn nhà văn Kabishev Alexander Konstantinovich do nhà thơ Phạm Vân Anh thực hiện.
Một số bìa tuần báo Bắc Hà do nhà thơ Thâm Tâm vẽ.

Ơn những cơ duyên cho chúng tôi “gặp thêm” cha mình!

Gần đây, sau hàng chục cuốn sách in tác phẩm Thâm Tâm (1917 - 1950) thuộc nhiều thể loại được ấn hành trở lại, đã có những thông tin mới về những bìa báo mà nhà thơ từng vẽ từ năm 1936. Trước ngày lên Cao Bằng thắp hương nơi nhà thơ yên nghỉ, ông Nguyễn Tuấn Khoa - con trai nhà thơ đã chia sẻ với Thời Nay về hành trình dài đi tìm lại “khuôn mặt” Thâm Tâm - một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo đa tài. Một hành trình có những yếu tố ngẫu nhiên kỳ lạ với nhiều cảm kích.
Tác phẩm “Aeneis” đã nhiều lần lên sân khấu.

Đưa sử thi “Aeneis” tới gần độc giả Việt Nam

Sau khi giành giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 với bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Anh khi chưa đầy 20 tuổi, dịch giả trẻ Nguyễn Bình thử sức với “Aeneis”, sử thi bằng tiếng Latin cổ điển của tác giả Publius Vergilius Maro, còn có tên là “Vergil”. Nguyễn Bình chia sẻ với Thời Nay và người quan tâm về những điểm thú vị của công trình này.
Cần kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm sự minh bạch của thị trường mỹ thuật. Ảnh: QUANG HƯNG

Cần mạnh tay hơn trong xử lý tranh giả

Vài năm gần đây, các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ mỹ thuật Đông Dương xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nhưng cũng liên tục vướng nghi án tranh giả. Cùng với đó, nạn sao chép, làm tranh giả ngày một gia tăng, khiến thị trường mỹ thuật lộn xộn, gây mất niềm tin. Nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Phạm Long chia sẻ với Thời Nay về vấn đề này.
Nhạc sĩ Văn Cao năm 1947. Ảnh: TRẦN VĂN LƯU

Khẳng định những đóng góp của nhạc sĩ Văn Cao

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023) không chỉ là dịp “ôn cố”, mà còn “tri tân”. Đó là từ tấm gương lao động nghệ thuật của tác giả “Quốc ca” Việt Nam cũng như những văn nghệ sĩ tiêu biểu, nhìn về tình yêu, lý tưởng, tinh thần sáng tạo, đóng góp cho đất nước, nhân dân của văn nghệ sĩ hôm nay. PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chia sẻ với Thời Nay chung quanh vấn đề này.
Một kỷ niệm với du khách nước ngoài của nhạc sĩ Ngô Sỹ Ngọc.

Làm chàng trai H’Mông hát quảng bá du lịch

Du lịch song hành cùng nghệ thuật là xu hướng thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách. Ở cao nguyên đá Hà Giang, nhạc sĩ Ngô Sỹ Ngọc (nghệ danh A Páo) đang sáng tác và đàn, hát để quảng bá và kêu gọi du khách đến với cao nguyên đá. Sở hữu kênh YouTube cá nhân với gần 300 nghìn lượt theo dõi. Ngọc vừa làm nghệ thuật, vừa làm du lịch, tạo ấn tượng tốt với du khách trong và ngoài nước.
Cần có những tiêu chí đánh giá phù hợp để vinh danh các nghệ sĩ. Ảnh: KHIẾU MINH

Mong việc phong tặng công tâm, xứng đáng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định mới quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT). Dự thảo thu hút mối quan tâm của các hội chuyên ngành nghệ thuật, nhiều nhà quản lý văn hóa, đông đảo văn nghệ sĩ, mong việc phong tặng danh hiệu thực chất và công tâm hơn. Thời Nay đã có cuộc trao đổi với NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng VHTT&DL, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về dự thảo.
Nghề làm bạc truyền thống của người Mông tại Đồng Văn đang được giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ kế cận. Ảnh: KHIẾU MINH

Giúp dân hiểu bảo tồn sẽ có lợi cho du lịch

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những định hướng lớn từ trung ương đến địa phương. Nhưng mỗi địa phương có lợi thế về nguồn di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, lại cần có sáng tạo linh hoạt và phù hợp. Từ đó mới tạo nên sự hấp dẫn, đa dạng về sản phẩm và định vị hình ảnh, thương hiệu du lịch địa phương. Ông Nguyễn Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang chia sẻ với Thời Nay một số kinh nghiệm mới trên địa bàn “điểm đến Đồng Văn”.
Quan tâm xứng đáng trang phục truyền thống

Quan tâm xứng đáng trang phục truyền thống

Vừa được trao Giải thưởng Đào Tấn cho các công trình nghiên cứu: “Trang phục người Việt xưa và nay”, “Hóa trang mặt nạ sân khấu tuồng”, “Mỹ thuật sân khấu Việt Nam”, PGS, TS, NSƯT, họa sĩ Đoàn Thị Tình chia sẻ với Thời Nay về những thiết tha với việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống trong nghệ thuật sân khấu nước nhà.
Nhà thơ Huỳnh Mai Liên và con gái - Mai Khuê, tại chương trình “Tiệc thơ” được tổ chức nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2023.

Trẻ yêu thơ, nhưng cần bố mẹ đồng hành

Công tác tại VTV, một ngày nọ vì công việc, nhà báo Huỳnh Mai Liên (ảnh nhỏ) tham gia viết thơ theo “đơn đặt hàng” cho chương trình “Lớp học Cầu vồng” của VTV7. Từ đó, chị làm thơ đều đặn. Đến nay, Huỳnh Mai Liên là tác giả của ba tập thơ thiếu nhi, nhiều bài thơ của chị được chọn đưa vào sách giáo khoa phổ thông. Thời Nay có cuộc trò chuyện với chị.
Nhà thơ Xuân Thiêm và con gái.

Giản dị từ câu thơ đến đời sống

Nhà thơ Xuân Thiêm là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, luôn tâm niệm, từ câu thơ đến đời sống đều phải hết mình, giữ được sự giản dị. Vừa nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, ông chia sẻ với Thời Nay về những năm tháng hoạt động cách mạng và viết văn, làm thơ.
Du khách xem thông tin giới thiệu về tuyến đi bộ Vách đá trắng, sản phẩm du lịch mới trên đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang). Ảnh: K.MINH

Mở nhiều kênh xúc tiến du lịch cao nguyên đá

Có tiềm năng di sản văn hóa, nghề truyền thống để phát triển du lịch nhưng điều quan trọng không kém là phải tìm ra và sáng tạo trong cách khai thác những tiềm năng đó. Nhiều tỉnh, thành phố đã và đang tìm đường, phát huy với những mức độ thành công khác nhau. Thời Nay xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ cao nguyên đá Hà Giang qua cuộc phỏng vấn Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Triệu Thị Tình (ảnh).
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Nick Út.

“Tôi muốn quảng bá vẻ đẹp Việt Nam qua ảnh”

“Chia sẻ với các bạn sinh viên trong một số cuộc trò chuyện, tôi luôn khuyên các bạn nên dấn thân và tâm huyết với nghề. Tuổi trẻ là lúc mình có sức khỏe, có nhiều hoài bão, dám nghĩ, dám làm. Tôi mong muốn mỗi lần về Việt Nam, những câu chuyện nghề mà tôi kể, ít nhiều giúp các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh, yêu thêm nghề báo hơn”. Đó là những chia sẻ của nhiếp ảnh gia Nick Út với Thời Nay.
Ba mẹ con, bà cháu Di.

Nếu tiếp tục có kéo vợ, tôi sẽ đứng ra tuyên truyền

Bộ phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” (tựa tiếng Anh Children of the Mist) của đạo diễn Hà Lệ Diễm tiếp tục được chú ý rộng rãi, được chiếu ở nhiều rạp trong nước. Phim nổi tiếng khiến cuộc sống của nhân vật nữ chính Má Thị Di (sinh năm 2004) nhận được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu. Chị đã có cuộc trò chuyện với Thời Nay.
Nhà văn Trịnh Đình Nghi (thứ tư từ phải sang) cùng một số thành viên Quán Chiêu Văn tặng sách tại Hà Tĩnh.

Tặng sách sẻ chia và gom góp niềm vui

Bên cạnh các chương trình, hoạt động của Nhà nước, ngành xuất bản, văn hóa…, ngày càng có nhiều hoạt động lan tỏa văn hóa đọc do các diễn đàn, nhóm, cá nhân tổ chức. Như ngày 2/4 vừa qua, Diễn đàn Quán Chiêu Văn đã tặng sách cho học sinh bốn trường tiểu học và THCS ở huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa. Nhà văn, nhà báo Trịnh Đình Nghi, sáng lập và quản trị viên của diễn đàn chia sẻ với Thời Nay.
back to top