Với quyết tâm, khát vọng xây dựng Nam Định phát triển toàn diện, trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Nam Định chủ trương, chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn-đô thị và kết nối liên vùng. Việc này vừa là động lực, vừa là giải pháp quan trọng để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.
Chiều 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Đổi mới các nhiệm vụ đột phá chiến lược vì sự phát triển nhanh và bền vững tỉnh Quảng Nam”. Hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp tham dự hội thảo.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược được tỉnh Sơn La tập trung triển khai thực hiện hiệu quả. Theo đó, kết cấu hạ tầng giao thông Sơn La đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo nền tảng vững chắc, tiền đề thuận lợi thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội theo hướng xanh, nhanh và bền vững.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến Quốc lộ 51, do ảnh hưởng của bão số 4 gây mưa tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu từ ngày 15/9/2024-23/9/2024.
Ngày 9/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Một nhiệm vụ trọng tâm đang được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đặt ra nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn đến hết năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là hoàn thành việc hợp nhất hai công ty cổ phần vận tải đường sắt.
Sáng 24/9, tại thành phố Biên Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về tình hình phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng trên địa bàn và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2024. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định Phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch ngành cấp quốc gia được định hướng bởi Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và song song tích hợp với các quy hoạch ngành khác như: Quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngày 17/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp thị sát tại tuyến cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, kiểm tra tiến độ thi công của dự án. Ngay thời điểm thị sát, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang trong thời kỳ mùa mưa và có sự thay đổi thời tiết hết sức khắc nghiệt, mưa kéo dài ở các vị trí thi công làm tiến độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng, trên các cung đường ở đây vẫn bảo đảm được chất lượng và thời gian thi công.
Trong quá trình phát triển, đến nay, Vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, đóng góp to lớn cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng nhanh và bền vững, vùng cần có những tác động mạnh hơn, cụ thể hơn trên nhiều lĩnh vực, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển bền vững nguồn lực lao động.
Hệ thống quản lý, vận hành giao thông thông minh (ITS) được xác định là “chìa khóa” để phát huy hiệu quả trong quản lý, vận hành, khai thác các tuyến đường cao tốc, đồng thời nâng cao năng lực thông hành, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường cũng như trui rèn ý thức tuân thủ quy định pháp luật khi tham gia giao thông của chủ phương tiện.
Chiều 31/5, tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về chủ trương khai thác cát biển thuộc khu B1 để thực hiện các dự án theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội.
Thời gian qua, tỉnh Điện Biên quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của thành phố Điện Biên Phủ để xứng tầm là đô thị đầu tàu và vị thế chiến thắng Điện Biên Phủ, nỗ lực phấn đấu sớm trở thành đô thị loại 2.
Ngày 2/4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) giữ chức Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. Nhân dịp này, phóng viên báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với ông Lê Kim Thành về một số giải pháp nhằm tạo đột phá chiến lược về thể chế, từng bước nâng cao văn hóa giao thông trong đời sống xã hội một cách bền vững. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.
Sáng 23/3, tại Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại và du lịch tỉnh Vĩnh Long. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, một số địa phương; các chuyên gia, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội và đời sống của nhân dân.
Sáng 29/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành các tiêu chí của huyện nông thôn mới. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt, sự chung sức đồng lòng của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân để tạo ra được nhiều "trái ngọt" ở khắp các địa phương trong huyện.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, đại biểu Quốc hội cho rằng, việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ phải được nâng cấp để đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, cần thiết phải có quy hoạch mạng lưới đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bảo đảm phù hợp với mạng lưới giao thông trong quy hoạch vùng, tỉnh, đô thị, nông thôn.
Từ năm 1954 đến nay, thành phố Hà Nội đã trải qua bốn lần điều chỉnh địa giới, nhiều lần phê duyệt quy hoạch chung, nhưng thực trạng hệ thống giao thông đô thị của Thủ đô vẫn còn nhiều bất cập, cần phải có những giải pháp đột phá trong thời gian tới.
Đảng bộ tỉnh Hải Dương tiếp tục coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; siết chặt kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức.
Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ mục tiêu: “Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững, kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông...”. Thực hiện mục tiêu này, các địa phương trong vùng đã và đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và của vùng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 (Luật Đường sắt năm 2017) về cơ bản có nhiều quy định phù hợp thực tế, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đường sắt.
LTS-Ngày 28/2, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã thay mặt Bộ Chính trị ký, ban hành Kết luận (số 49-KL/TW) của Bộ Chính trị “về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn bản Kết luận trên.
Phát triển cảng hàng không hiện nay, cần xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư. Bộ Giao thông vận tải mong muốn trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục đồng hành với ngành giao thông trong việc phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng hàng không.
Trên cương vị mới, tân Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, sẽ cùng ngành giao thông vận tải nỗ lực phấn đấu lãnh đạo, chỉ đạo triển khai một cách quyết liệt, nhằm hoàn thành có chất lượng và đúng tiến độ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia .
Với chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đang tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, trên tinh thần củng cố bộ mặt nông thôn theo hướng “Sáng, xanh, sạch đẹp”.
Sau nhiều tranh cãi, Hạ viện Mỹ vừa quyết định thông qua gói đầu tư cho kết cấu hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD. Giới phân tích cho rằng, gói đầu tư này sẽ tạo động lực mới rất quan trọng cho kinh tế Mỹ trong trung và dài hạn.