Nhất quán mục tiêu tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội và đời sống của nhân dân.
0:00 / 0:00
0:00
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô- Ảnh 1. Các bộ, cơ quan, địa phương kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô- Ảnh 1. Các bộ, cơ quan, địa phương kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế-xã hội để kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp, chủ động, thích ứng với tình hình, xu thế mới và điều chỉnh chính sách của các nước; khuyến khích cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu lao động,…

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động, không để đứt gãy nguồn cung lao động; chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực, ngành, nghề mới, nổi trội (như chíp bán dẫn, hydrogen, tín chỉ các-bon…), đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng kế hoạch về tăng cường ứng dụng công nghệ số để chuyển đổi số, xây dựng các cơ sở dữ liệu, phát triển các nền tảng số quốc gia, phát triển kinh tế số, quản trị số thuộc phạm vi, lĩnh vực của bộ, ngành, địa phương; triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2024 theo đúng kết luận của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ quy định.

Đồng thời, các cơ quan hữu quan chỉ đạo người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kết hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; điều hành hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ,...