Trong nỗ lực khôi phục vị thế “thủ phủ công nghiệp”, tỉnh Nam Định đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, trong đó có xây dựng các khu công nghiệp xanh, nhất quán với định hướng phát triển công nghiệp xanh-hiện đại-bền vững mà tỉnh đã đề ra.
Tỉnh Nam Định hiện đang tập trung phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, nhằm hình thành nên vùng kinh tế biển - một trong ba vùng động lực phát triển theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Từ ý tưởng tận dụng rơm rạ, hợp tác xã (HTX) nấm Tuấn Hiệp ở Nam Định đã trở thành điểm sáng về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, với doanh thu hằng năm hơn 2 tỷ đồng và 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao gồm nấm sò nâu, nấm sò trắng, mộc nhĩ thái sợi, nấm linh chi, nem nấm, giò nấm. Câu chuyện của họ là nguồn cảm hứng cho nhiều nông dân và doanh nghiệp khác.
Ngày 13/7, nhân dịp dự lễ khánh thành Nhà máy dệt nhuộm Top Textiles tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã tiếp, trao đổi thông tin với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cùng dự.
Các địa phương đã ban hành và nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế xanh hiện còn gặp nhiều rào cản, đòi hỏi cần phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xanh.
Là khu vực có tốc độ phát triển chậm hơn so với toàn vùng, nhiệm kỳ 2020-2025, các tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng đã đặt mục tiêu trở thành địa phương phát triển và phát triển khá trong vùng. Ðể bứt phá, 3 tỉnh Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình đã tập trung cao độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Gần hai tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Ðiều đó đã cho thấy tín hiệu khởi sắc của thị trường, đồng thời tạo đà để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Ngày 28/2, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án cho nhà đầu tư Crystal Denim Textiles (BVI) Limited (do ông Lo Lok Fung Kenneth, quốc tịch Anh làm đại diện theo pháp luật) tại Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng.
Với đường bờ biển dài và 3 huyện giáp biển, Nam Định xác định phát triển kinh tế ven biển là mũi nhọn chủ lực trong việc tạo sức bật cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh, đồng thời triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh này.
Xác định tài nguyên, môi trường biển là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh và phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, những năm qua, Nam Định rất quan tâm thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đạt nhiều kết quả tích cực.
Thời gian qua, tỉnh Nam Định đã xây dựng được nhiều chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản phát huy hiệu quả. Việc này không chỉ góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh mà còn nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, phục vụ nhu cầu trong nước và chế biến xuất khẩu.
Ngày 25/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, đơn vị vừa cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) vào Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngày 23/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về các báo cáo, tờ trình liên quan kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Theo báo cáo, tổng sản phẩm GRDP của tỉnh trong năm ước tăng gần 10%, cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 24/10, đồng chí Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh vừa có văn bản và đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ. Theo đề án, đây là khu vực rộng 13.950ha trên 9 xã, thị trấn và vùng bãi bồi của 2 huyện ven biển Nghĩa Hưng và Hải Hậu.
Ngày 29/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức Lễ triển khai thi công dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình. Đây là dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng, có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng.
Với quyết tâm tạo sức bật phát triển kinh tế-xã hội, hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, thời gian qua các cấp ủy, chính quyền tỉnh Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ giải pháp xây dựng Nam Định là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư.
Ngày 15/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Hội Nông dân và Hiệp hội Nông sản sạch tỉnh Nam Định tổ chức khai mạc Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn năm 2023. Sự kiện diễn ra từ ngày 15 đến 18/9, tại thành phố Nam Định.
Ngày 14/9, tại thành phố Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phối hợp tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất.
Chiều 14/8, tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận phát triển dự án giữa Công ty cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong và Tập đoàn JiaWei (Đài Loan, Trung Quốc). Dự án có tổng mức đầu tư 100 triệu USD, được triển khai tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận.
Chiều 11/8, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận phát triển dự án giữa Công ty Sunrise Material (Singapore) và Công ty cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong, đơn vị chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận.
Chiều 25/7, tại huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ công bố mở luồng đường thủy nội địa quốc gia Kênh Nghĩa Hưng (kênh nối sông Đáy-sông Ninh Cơ), công trình có tổng mức đầu tư 107,19 triệu USD.
Sáu tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm GRDP của Nam Định ước tăng 8,5%, đưa Nam Định nằm trong nhóm các địa phương có mức tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước.
Dù cơ sở hạ tầng còn đang trong quá trình hoàn thiện, Khu công nghiệp Mỹ Thuận của tỉnh Nam Định đã được 2 nhà đầu tư lớn từ Đài Loan (Trung Quốc) quyết định chọn là nơi triển khai các dự án, với tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình khởi nghiệp Quốc gia 2023, chiều 11/5, Diễn đàn cấp cao về Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng đã được tổ chức tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).
Chiều 21/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức lễ ký kết thỏa thuận phát triển dự án tại khu công nghiệp Mỹ Thuận với đại diện Tập đoàn Quanta, là tập đoàn hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc) và là nhà đầu tư lớn trên thế giới về sản xuất thiết bị máy tính.
Ngày 8/4, đồng chí Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho 65 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Từ ngày 29 đến 31/3, Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ, do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng, đã đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Ngày 14/11, tại xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn Xuân Thiện tổ chức Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê-tông đúc sẵn, thuộc Tổ hợp thép xanh Xuân Thiện Nam Định.
Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, kinh tế-xã hội toàn vùng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; khẳng định vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển của vùng còn hạn chế; bên cạnh đó có nhiều vấn đề phát sinh trong bối cảnh mới, cần những giải pháp mới, phù hợp thực tiễn phát triển.