Việc triển khai đồng bộ, có giải pháp trọng tâm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn những năm qua đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn tỉnh Nam Định. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tỉnh Nam Định mới đạt 52 triệu đồng/người; đến hết năm 2023 đã đạt 70 triệu đồng/người/năm.
Chiều 18/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai. Hội nghị thu hút hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chiều 10/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ”.
Tỉnh Nghệ An có hơn 3.400 tàu thuyền khai thác hải sản. Kinh tế biển, trong đó có khai thác hải sản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hạ tầng nghề cá đang bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là việc các luồng lạch ra vào cảng cá và âu tránh trú bão bị bồi lắng nghiêm trọng…
Sáng 16/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan để đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven biển có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung. Để thúc đẩy kinh tế biển, trong những năm qua, kết quả nghiên cứu từ các Chương trình khoa học, công nghệ biển cấp quốc gia và cấp bộ trong quản lý biển, hải đảo có nhiều đóng góp quan trọng, là nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.
Ngày 31/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức lễ khánh thành tuyến đường kết nối đường ven biển trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Dự án có tổng mức đầu tư 786 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ là 400 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng từ ngân sách tỉnh Bình Định.
Ngày 21/8, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo tới đông đảo cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, báo chí-xuất bản, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và một số địa phương khu vực phía bắc.
Sáng 16/8, tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ Y tế phối hợp Ban Kinh tế Trung ương và Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội thảo khoa học “Tiềm năng phát triển dược liệu biển Việt Nam”, nhằm đánh giá tiềm năng, đề xuất các giải pháp phát triển, khai thác hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên dược liệu biển phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 36-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sáng 2/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh tế biển xanh tạo động lực phát triển bền vững”. Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội thảo.
Tỉnh Nam Định hiện đang tập trung phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, nhằm hình thành nên vùng kinh tế biển - một trong ba vùng động lực phát triển theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 26/7, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ V” với chủ đề “Bảo tồn biển”.
Là quốc gia biển, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững kinh tế biển, qua đó, góp phần cùng các quốc gia trên thế giới bảo vệ môi trường, gìn giữ đại dương xanh và bền vững.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QÐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng là một trong những thế mạnh của Việt Nam và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành đạt hơn 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây; trong đó, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản đóng góp hơn 9 tỷ USD.
Sáng 12/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng TRẦN HỒNG HÀ, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chủ trì Kỳ họp lần thứ nhất của Ủy ban kết hợp trực tuyến tại điểm cầu của 28 địa phương có biển.
Từ ngày 31/3 đến 1/4/2024, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển-nhìn từ Quảng Ninh”. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chiều 25/3 tại Hà Nội.
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là công cụ quan trọng để tỉnh hoạch định phương hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển theo hướng hài hòa, hiệu quả và bền vững.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về chiến lược biển Việt Nam, trong đó có Nghị quyết số 36-NQ/TW (ngày 22/10/2018) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, thời gian qua, kinh tế biển Phú Yên có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế sẵn có, sự phát triển chưa xứng tầm, còn nhiều hạn chế.
Sáng 2/3, tiếp tục chương trình công tác, tại Thành phố Nha Trang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.
Có nhiều nét tương đồng về tiềm năng, lợi thế, ba tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Ninh Thuận đang triển khai nhiều nội dung, giải pháp liên kết phát triển, tạo động lực phát triển mới cho khu vực Nam Trung Bộ nói riêng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ nói chung.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. kể từ khi nhậm chức và cũng là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Philippines đến Việt Nam sau bảy năm.
Những ngày đầu tháng 1/2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác đã về thăm và làm việc với đồng chí, đồng bào hai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Tây Ninh. Năm nay được xác định là năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hai tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, với bước đổi thay khởi sắc toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1289/QĐ-CP ngày 03/11/2023 phù hợp với mục tiêu định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến 2030, Bà Rịa-Vũng Tàu cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò là một cực phát triển quan trọng trong hệ thống đô thị của vùng Đông Nam Bộ.
Với đường bờ biển dài và 3 huyện giáp biển, Nam Định xác định phát triển kinh tế ven biển là mũi nhọn chủ lực trong việc tạo sức bật cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh, đồng thời triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh này.
Ngày 5/12, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam” nhằm đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, thảo luận, làm rõ thực trạng và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế biển trong tình hình mới.
Ngày 15/11, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế sôi động, có số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước, nơi thực hiện phần lớn hoạt động giao thương với các nước trong khu vực, trên thế giới. Hoàn thiện hệ thống logistics là điều kiện tiên quyết để Đông Nam Bộ phát huy lợi thế nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, trở thành vùng có khả năng cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực.