Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ học Chương trình trí tuệ nhân tạo.

Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến nền giáo dục số

Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Bộ tiêu chuẩn công nhận trường học số trên địa bàn thành phố. Ðây là căn cứ để đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục đạt chuẩn trường học số nhằm thực hiện thắng lợi công trình Thành phố Hồ Chí Minh có 50 trường học số chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Điểm trường học mới.

Kiên Giang: Một hiệu trưởng tự ý chuyển cơ sở vật chất sang trường khác

Liên quan thông tin một hiệu trưởng tự ý chỉ đạo chuyển cơ sở vật chất từ điểm cũ về điểm trường mới, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang khẳng định việc này là có chủ trương của huyện, nhưng việc tự ý chuyển cơ sở vật chất khi chưa có văn bản chỉ đạo chính thức là không đúng.
Học sinh Trường mầm non Đông Quý, huyện Tiền Hải (Thái Bình) trong giờ học. (Ảnh THU PHƯƠNG)

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Lần đầu tiên, Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, giáo viên trên địa bàn.

Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đối thoại với 355 cán bộ, giáo viên trên địa bàn

Ngày 20/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình, đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Thường trực Tỉnh ủy với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiêu biểu tỉnh Thái Bình. Rất nhiều vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục hiện nay được thầy, cô giáo cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và chính quyền huyện, thành phố trao đổi, bàn luận trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng.
Giờ học của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Thanh Lòa (Cao Lộc, Lạng Sơn).

Ưu tiên nguồn lực kiên cố hóa trường, lớp học ở vùng đặc biệt khó khăn

Ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học ở vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học; tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi… là một trong những nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc. 
Dự án mở rộng, xây mới Trường trung học phổ thông Cẩm Phả.

Quảng Ninh tăng cường cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị dạy học

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định về việc bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương; phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh năm 2023, với tổng kinh phí tăng cường cơ sở vật chất trường học, sửa chữa trường, lớp học, mua sắm trang thiết bị dạy học và các nhiệm vụ của ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh năm 2023 là 457.135 triệu đồng.
Giờ học của học sinh Trường trung học phổ thông Phan Chu Trinh (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).

Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong năm học mới

Năm học 2023-2024 được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là năm bứt phá, thực hiện khối công việc lớn, những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên sẽ bộc lộ nhiều hơn so với năm học trước. Vì vậy, toàn ngành cũng như các địa phương sẽ dồn lực vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả các yêu cầu đặt ra.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân thành phố

Tổng số lượt khám bệnh năm 2022 của Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 234 nghìn lượt cho thấy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân thành phố ngày càng tăng, nhất là sau dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện cơ sở vật chất, nhân lực ngành tâm thần chưa đủ đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân.
Học sinh Trường THPT dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng, tỉnh Ðắk Lắk trong năm học 2022-2023.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giáo dục Tây Nguyên phát triển

Trong những năm gần đây, lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đã có bước phát triển toàn diện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống trường lớp mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Trường Trung học cơ sở Vĩnh Tường được đầu tư xây mới với tổng kinh phí 160 tỷ đồng.

Vĩnh Phúc đầu tư 7.600 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất ngành giáo dục

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa thống nhất chủ trương thực hiện Kế hoạch bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2025 có 70% số trường học đạt chuẩn quốc gia. Kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2023-2025 dự kiến khoảng 7.600 tỷ đồng.
Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam.

Hà Nam sẵn sàng các điều kiện cho SEA Games 31

Để chuẩn bị cho việc đăng cai môn Futsal ở cả 2 nội dung nam và nữ tại SEA Games 31, tỉnh Hà Nam đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất với mong muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ trong công tác tổ chức giải; quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người và các giá trị văn hóa Hà Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế.