Bảo hiểm xã hội Hà Nội công bố quyết định thanh tra doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ở địa bàn năm 2023. (Ảnh: HSS)

Hoàn thiện các quy định pháp luật về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Thời gian qua, tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương . Điều này ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. Một trong những nguyên nhân do pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về hành vi chậm đóng, trốn đóng làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý, chế tài tương ứng.
Lao động tại Công ty TNHH Bumjin Electronics Vina, Hàn Quốc, tại Quảng Ninh. (Ảnh: Thành Đạt)

Đánh giá kỹ tác động quy định bảo hiểm xã hội một lần

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhận định việc nhận bảo hiểm xã hội một lần là quyền lợi của người lao động, song không ít đại biểu Quốc hội lo ngại, tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng tăng trong thời gian qua, là một thực tế đáng báo động đối với việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội cho toàn dân.
Ảnh: Tống Giáp.

Thông tin chính sách lao động-việc làm, an sinh xã hội tới đối tác quốc tế và doanh nghiệp FDI

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giới thiệu thông tin rộng rãi những nội dung dự kiến sửa đổi và những điểm mới của chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội đến các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cộng đồng đối tác quốc tế và các doanh nghiệp FDI .
[Infographic] Một số dấu mốc của Luật Bảo hiểm xã hội

[Infographic] Một số dấu mốc của Luật Bảo hiểm xã hội

Sau hơn một năm xây dựng và soạn thảo, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) chính thức trình lên lấy ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV trong tháng 11. Đây cũng là lần thứ ba dự thảo Luật quan trọng này được sửa đổi. Xin giới thiệu một số dấu mốc quan trọng của Luật Bảo hiểm xã hội qua các thời kỳ.
[Infographic] Ngày 23/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

[Infographic] Ngày 23/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình lên Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hiện có 10 chương và 136 điều. Theo lịch làm việc của Quốc hội, sáng ngày 23/11, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật quan trọng này.
Lao động tại Công ty TNHH Bumjin Electronics Vina, Hàn Quốc, tại Quảng Ninh. (Ảnh: Thành Đạt)

Một số đề xuất với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Sau hơn một năm chuẩn bị và soạn thảo, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ trình lấy ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV vào tháng 11 này. Đây là dự thảo Luật quan trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Trước đó, dự án cũng đã được lấy ý kiến, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để lấy ý kiến rộng rãi từ các đối tượng chịu tác động.
Ảnh: Thành Đạt.

Cần nghiên cứu, đề xuất mức lương hưu tối thiểu

Trong nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, tính toán, đề xuất mức sàn lương hưu (mức lương hưu tối thiểu) theo nguyên tắc lương hưu tối thiểu phải bảo đảm đủ sống cho người hưởng, phù hợp khả năng chi trả của Quỹ Hưu trí và tử tuất. Mức lương hưu tối thiểu là những tiêu chuẩn cơ bản, tối thiểu nhất cần phải có để bảo đảm cuộc sống tối thiểu của người hưởng.
Đồ họa: Phương Nam.

Đề xuất trợ cấp thai sản 2 triệu đồng mỗi con cho lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) chính thức đề xuất người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp 2 triệu đồng cho một con.  Chính phủ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp thai sản phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Sau hơn 7 năm thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật này cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bất cập. Đã đến lúc, Luật Bảo hiểm xã hội cần được sửa đổi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, đồng thời bảo đảm khả năng chi trả bền vững của Quỹ Bảo hiểm xã hội trong dài hạn. Thạc sĩ Điều Bá Được, nguyên Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân về một số nội dung quan trọng trong dự thảo Luật này.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Nghiên cứu một phương án tối ưu về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đối với 2 phương án Chính phủ trình về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cho rằng mỗi phương án có ưu điểm riêng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất cơ quan soạn thảo nghiên cứu phương án tích hợp, sử dụng những mặt tốt nhất của hai phương án này để hình thành một phương án.
Lao động làm việc tại doanh nghiệp xuất khẩu trái cây. (Ảnh: MINH HÀ)

Thống nhất thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 15 năm để hưởng lương hưu

Chính phủ cơ bản thống nhất đối với các vấn đề trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) như: Giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi; mở rộng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...