Đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ 42,71% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó này, có khoảng 2,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được ban hành với nhiều nội dung lớn mang tính cải cách, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng cao nhất 35,7%... là hai trong số 10 hoạt động nổi bật của ngành lao động-thương binh và xã hội trong năm 2024.
Gần hai tháng qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai các hội nghị đối thoại về công tác xây dựng các văn bản quy định chi tiết thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Chương trình triển khai tại 21 tỉnh, thành phố nhằm truyền thông các điểm mới, đồng thời ghi nhận những ý kiến đóng góp để xây dựng các dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 về bảo hiểm xã hội tự nguyện đề xuất 2 phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia chính sách này. Trong đó, phương án 1 đã đề xuất tăng mức hỗ trợ lên 50% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc đề xuất 2 phương án quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội.
Thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, trong đó chú trọng các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của ngành phù hợp với từng giai đoạn.
Thời gian qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội luôn đề cao vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách. Vì vậy, đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận trong quá trình xây dựng chính sách, nhất là các chính sách lớn tại những dự án như Bộ luật Lao động, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Luật Bảo hiểm xã hội.
Lao động nam có vợ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội được nghỉ chế độ thai sản. Đồng thời, họ cũng được nhận trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Quy định tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7/2024 cũng khiến mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng cao, ảnh hưởng đến thu nhập ít ỏi của nông dân và người lao động tự do. Do đó, cử tri đề xuất tăng mức hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhóm đối tượng này có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội nhiều hơn.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Xin giới thiệu một số nội dung đáng quan tâm về chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất trong văn bản quan trọng này.
Đến hết tháng 5/2023, cả nước có hơn 3.500 chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đúng quy định pháp luật. Dự thảo Nghị quyết về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đang được lấy ý kiến. Qua đó, nhằm giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc với nhóm đối tượng này.
Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và đang được tích cực triển khai thực hiện. Qua đó, giúp khắc phục việc đóng song trùng bảo hiểm xã hội, tối ưu hóa quyền lợi cho người lao động của hai nước.
Một số quy định về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện có lợi cho người lao động trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Qua đó, góp phần làm giảm khoảng cách về các chế độ giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Với nhiều chính sách mới nổi bật về an sinh xã hội, dự báo Luật sẽ có những ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống và người lao động.
Theo dự kiến, để quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, Chính phủ sẽ ban hành 11 nghị định, các bộ ban hành 3 thông tư để bảo đảm các quy định của Luật được triển khai thi hành kịp thời.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đạt kết quả tích cực, ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 11/7 tới, chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ diễn ra trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1//7/2025. So với Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Luật gồm 11 chương và 141 điều, tăng 2 chương và 16 điều so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Văn bản quan trọng này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Quốc hội tán thành người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được rút bảo hiểm xã hội một lần. Sau thời gian luật có hiệu lực thi hành sẽ không được rút bảo hiểm xã hội một lần nữa.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thủ tục, cơ chế chính sách để thúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động tại làng nghề, góp phần tạo an sinh xã hội.
Với mức tham gia chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, khi đủ điều kiện theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được nhận lương hưu hằng tháng (gấp nhiều lần so với mức đóng), góp phần ổn định cuộc sống khi về già, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian nhận lương hưu để chăm sóc sức khỏe.
Theo Bộ trưởng, quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần là nội dung nhạy cảm và phức tạp nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), và Chính phủ đã có những tham vấn kỹ lưỡng trước khi đề xuất 2 phương án như trong dự thảo Luật để trình Quốc hội cho ý kiến.