Hiện trường vụ cháy tối 16/6 vừa qua tại phố Định Công Hạ (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Địa điểm này là mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Kiến nghị rà soát tổng thể yêu cầu phòng cháy với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Trước tình trạng cháy nổ xảy ra như vừa qua, đặc biệt ở các thành phố lớn, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải tiến hành rà soát và đánh giá hiện trạng của các mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh để từ đó có những khuyến nghị phù hợp, bên cạnh nâng cao giáo dục, tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy.
Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Hà Nội) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đẩy nhanh hiệu lực thi hành các luật về đất đai, nhà ở có tác động tích cực đến kinh tế-xã hội

Bày tỏ đồng tình với việc đưa các luật Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Các tổ chức tín dụng sớm đi vào hiệu lực, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc đẩy nhanh hiệu lực thi hành các luật sẽ có tác động tích cực đến kinh tế-xã hội, góp phần giải quyết một loạt vấn đề đang tồn tại hiện nay.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, sáng 21/6/2024. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Xây dựng quy định pháp luật về tư pháp với người chưa thành niên bảo đảm tính nhân văn, giáo dục

Trước xu hướng tội phạm trẻ hóa như hiện nay, đại biểu Quốc hội cho rằng cần cân nhắc cẩn trọng trong việc xây dựng các quy định pháp luật về tư pháp đối với người chưa thành niên để vừa bảo đảm tính nhân văn và tạo điều kiện để người chưa thành niên phạm tội nhận thức, khắc phục, sửa chữa sai lầm, vừa bảo đảm tính giáo dục, răn đe.
Phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí tác nghiệp tại hành lang Quốc hội trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Biến niềm tin của độc giả thành động lực phát triển của báo chí

Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội hiện nay, sức cạnh tranh của các cơ quan báo chí, truyền thông đang bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội, nếu phát huy tính chính thống và chiếm được niềm tin của độc giả, báo chí hoàn toàn có thể tự tin thực hiện tốt các sứ mệnh của mình.
Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Bổ sung quy định về kiểm tra, giám sát quy hoạch để giảm thiểu quy hoạch "treo"

Trước thực trạng quy hoạch "treo", quy hoạch quá thời hạn nhưng không được triển khai gây khó khăn cho người dân, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy hoạch theo định kỳ để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn.
Quy định cụ thể phương thức xác định, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Quy định cụ thể phương thức xác định, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở các căn cứ: Trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; giá tính thuế tài nguyên khoáng sản; mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho” trong quy hoạch đô thị và nông thôn

Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho” trong quy hoạch đô thị và nông thôn

Về định hướng nội dung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. (Ảnh: DUY LINH)

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết, bảo đảm hiệu quả triển khai khi 4 luật có hiệu lực sớm

Bày tỏ nhất trí cao và ủng hộ việc các Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực sớm, đại biểu Quốc hội cũng đề nghị đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết và công tác tuyên truyền, phổ biến để bảo đảm hiệu quả triển khai khi luật đi vào cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp tục thông tin kịp thời, hiệu quả các quyết sách của Quốc hội

Chiều 19/6, phát biểu tại cuộc gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân dịp Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục thông tin kịp thời, chính xác về hoạt động của Quốc hội, có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật những nét mới của Kỳ họp, những nội dung được đại biểu Quốc hội thảo luận, quyết định thông qua.
Đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Cần quy định rõ về tàu bay không người lái để quản lý và khai thác hiệu quả phương tiện hiện đại

Liên quan việc đăng ký, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái trong dự thảo Luật Phòng không nhân dân, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có quy định cụ thể, rõ ràng để vừa quản lý được phương tiện bay, vừa tạo điều kiện thông thoáng nhằm đưa phương tiện hiện đại vào cuộc sống.
Đại biểu Tráng A Tủa (Điện Biên) phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 8, chiều 19/6. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Rà soát, ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy phù hợp

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, ban hành các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật PCCC phù hợp, tiếp cận được đầy đủ yêu cầu đối với từng loại hình để làm cơ sở cho người dân, tổ chức và cộng đồng tuân thủ.
Đề xuất 4 trường hợp thu giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Đề xuất 4 trường hợp thu giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Dự thảo Luật Phòng không nhân dân trình Quốc hội quy định 4 trường hợp tạm giữ, thu giữ và chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, trong số đó là bay khi không có giấy phép bay; bay vào khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay mà cơ quan có thẩm quyền đã cảnh báo vẫn cố tình bay vào.
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội, sáng 19/6/2024. (Ảnh: DUY LINH)

Quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu về bảo đảm các điều kiện phòng cháy trong sản xuất, kinh doanh

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, nổ.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Quốc hội đề xuất thành lập đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

Trước tình trạng thuốc bán online gây nguy hại đến sức khỏe, những sản phẩm quảng cáo là thuốc nhưng không phải là thuốc tràn lan trên mạng, đại biểu Quốc hội đề nghị luật cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề này, cũng như cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên mạng và cung cấp thông tin công khai cho người dân.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm chủ sở hữu trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định rõ quyền sở hữu đối với di sản văn hóa, tạo cơ sở để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ thể di sản trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản, đồng thời cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài.
Đề nghị áp dụng đồng thời “tiền kiểm” và “hậu kiểm” đối với quảng cáo thuốc

Đề nghị áp dụng đồng thời “tiền kiểm” và “hậu kiểm” đối với quảng cáo thuốc

Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị tiếp tục áp dụng đồng thời cả “tiền kiểm” và “hậu kiểm” đối với các hoạt động thông tin và quảng cáo thuốc; bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quảng cáo thuốc.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Công đoàn các cấp được bảo đảm về tổ chức và số lượng cán bộ công đoàn

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định theo hướng công đoàn các cấp được bảo đảm về tổ chức và số lượng cán bộ công đoàn để thực hiện được đầy đủ chức năng, quyền và trách nhiệm; đồng thời, cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở.