Phố Tạ Hiện. Ảnh: NHẬT QUANG

Hà Nội lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường

Sau gần một năm thành phố Hà Nội phát động Chiến dịch lập lại trật tự hè phố với các cuộc ra quân rầm rộ, rộng khắp nhằm mục tiêu “Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, đến nay tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi bán hàng, trông xe… vẫn diễn ra phổ biến khiến người đi bộ trên nhiều tuyến phố buộc phải đi xuống lòng đường và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Quang cảnh buổi lễ ra mắt "Hướng dẫn thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị".

Thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị

Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng với sự hỗ trợ của tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và tổ chức HealthBridge đã ra mắt: “Hướng dẫn thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị”. Hướng dẫn kỹ thuật này được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng các thành phố xanh, an toàn và đáng sống hơn.
Bangkok và bài toán giành vỉa hè

Bangkok và bài toán giành vỉa hè

Những hàng quán vỉa hè, ẩm thực đường phố dường như đã trở thành nét đặc trưng của du lịch Bangkok, Thái Lan. Mặc dù thành phố đã có nhiều quy định cụ thể, song việc làm thế nào để dung hòa được sinh kế cho người dân sống dựa vào vỉa hè và bảo đảm không gian cho người đi bộ hiện vẫn là bài toán khó với nhà chức trách của thủ đô Bangkok nhiều năm qua.
Nước Pháp quy định sử dụng vỉa hè như thế nào?

Nước Pháp quy định sử dụng vỉa hè như thế nào?

Nhiều thành phố của Pháp, trong đó có thủ đô Paris từ lâu đã nổi tiếng với những quán ăn, cà-phê gây ấn tượng với khoảng không được bài trí đẹp mắt nơi vỉa hè. Vậy nước Pháp quy định sử dụng vỉa hè thế nào để các cửa hàng vẫn có thể bán hàng mà không làm mất không gian của người đi bộ?
"Văn hóa đôi khi cũng phải thay đổi để phù hợp cuộc sống"

"Văn hóa đôi khi cũng phải thay đổi để phù hợp cuộc sống"

Hơn một tháng kể từ khi Hà Nội bắt đầu Chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè với phương châm “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng nhiều nơi trong thành phố vẫn tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”. Mặc dù nhiều người đồng tình, nhưng cũng không ít nghi ngại, bởi vấn đề lập lại trật tự vỉa hè vấp phải rất nhiều khó khăn.
[Video] Câu chuyện “vỉa hè” chưa bao giờ đơn giản như cái tên

[Video] Câu chuyện “vỉa hè” chưa bao giờ đơn giản như cái tên

Sau những ngày cao điểm ra quân lập lại trật tự của các cấp chính quyền để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, phóng viên Báo Nhân Dân đã có những ghi nhận về suy nghĩ, cảm nhận của người dân địa phương, du khách và cả những chủ cơ sở kinh doanh về câu chuyện “vỉa hè”, một câu chuyện chưa bao giờ đơn giản như cái tên của nó.
[Ảnh] Quyết liệt "giành lại vỉa hè cho người đi bộ" tại các địa bàn giáp ranh

[Ảnh] Quyết liệt "giành lại vỉa hè cho người đi bộ" tại các địa bàn giáp ranh

Nhằm lập lại trật tự đô thị, lòng lề đường, đặc biệt tại các địa bàn giáp ranh vốn "nhạy cảm", từ hơn 1 tuần qua, lực lượng liên ngành 4 phường Trung Liệt, Quang Trung, Ô Chợ Dừa và Ngã Tư Sở của quận Đống Đa đã đồng loạt triển khai chiến dịch "giành lại vỉa hè cho người đi bộ".
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Lập lại trật tự đô thị cần tiến hành căn cơ, bảo đảm công bằng

Nhấn mạnh vấn đề liên quan lập lại trật tự đô thị, lòng lề đường, lấy lại vỉa hè là rất quan trọng, là việc phải làm, song Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng phải thực hiện việc này một cách căn cơ, lâu dài, bảo đảm công bằng, minh bạch và có sự cùng tham gia của người dân.
[Ảnh] Hà Nội: Những tuyến phố trung tâm sau một tháng lập lại trật tự vỉa hè

[Ảnh] Hà Nội: Những tuyến phố trung tâm sau một tháng lập lại trật tự vỉa hè

Từ ngày 1/3, Hà Nội bắt đầu tổng kiểm tra và xử lý trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè theo Kế hoạch 01 của Ban chỉ đạo 197 Thành phố. Quận Hoàn Kiếm là một trong những điểm nóng của đợt ra quân lần này. Nhiều tuyến phố tại địa bàn quận trung tâm đã ghi nhận sự thay đổi, giành lại không gian vỉa hè cho người đi bộ.
(Ảnh: Nhật Quang)

“Giành lại vỉa hè” là việc phải làm và cần làm ngay

Với phương châm "giành lại vỉa hè cho người đi bộ", lực lượng chức năng của Hà Nội đang thể hiện quyết tâm lập lại trật tự vỉa hè, đưa không gian này trở về đúng “sứ mệnh” vốn có của nó. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trò chuyện với Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam.
Vỉa hè: Yếu tố gia tăng sức hấp dẫn du lịch đô thị

Vỉa hè: Yếu tố gia tăng sức hấp dẫn du lịch đô thị

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Phùng Quang Thắng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị SGO Travel, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam cho rằng, việc quy hoạch và quản lý tốt vỉa hè sẽ mang lại lợi ích rất lớn, đặc biệt gia tăng sức hấp dẫn của du lịch đô thị.
(Ảnh: Thành Đạt)

Giành lại vỉa hè cho người đi bộ: Trông chờ ý thức người dân

Chiến dịch lập lại trật tự hè phố của Hà Nội đã bước vào cao điểm từ hôm nay, 21/3. Ghi nhận tại một số tuyến phố cho thấy, người dân đa phần tuân thủ quy định, trả lại lối đi thông thoáng cho người đi bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp cố tình vi phạm, hoặc vi phạm ngay khi lực lượng chức năng đi qua.
[Ảnh] Hà Nội kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

[Ảnh] Hà Nội kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, xử lý các bãi trông giữ xe trái phép, chiếm dụng không gian công cộng. Lực lượng công an các quận, phường bắt đầu kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn từ ngày 21/3.
(Ảnh: Ngọc Bích)

Quy định mức xử phạt lấn chiếm vỉa hè

Thành phố Hà Nội lên kế hoạch xử lý nghiêm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh; xử lý nghiêm việc tổ chức các điểm trông giữ xe trái phép, làm bục bệ lấn chiếm… Ngày 21/3, lực lượng chức năng đã ra quân tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm với các mức xử phạt khác nhau căn cứ vào từng hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:
Chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè của Hà Nội

Chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè của Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 ban hành ngày 15/2/2023 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố, các lực lượng chức năng Hà Nội đã, đang tiến hành “chiến dịch” tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố. Cao điểm chiến dịch diễn ra trong tháng 3, đặc biệt từ ngày 21/3, lực lượng chức năng xử lý nghiêm tất cả các hành vi vi phạm, với quyết tâm trả lại nguyên trạng hè phố.
(Ảnh minh hoạ: THÀNH ĐẠT)

Cân nhắc thu phí vỉa hè

Lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng làm quán ăn, hàng nước, chỗ để xe… đã trở thành nỗi bức xúc thường xuyên của người dân đô thị. Nhưng vì sao hết năm này qua năm khác, việc lấn chiếm vỉa hè không được chấn chỉnh triệt để? Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chính yếu là bởi lòng đường, vỉa hè đã trở thành nơi mưu sinh của hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người dân nghèo, không hoặc chưa có việc làm ổn định.
Xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè: Đá ném ao bèo

Xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè: Đá ném ao bèo

Việc lấn chiếm vỉa hè, lề đường làm nơi kinh doanh, buôn bán, ăn nhậu không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, nhất là ở các trục đường lớn, mật độ phương tiện lưu thông cao. Mặc dù chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường nhưng cũng chỉ như “đá ném ao bèo” mỗi khi lực lượng chức năng rút đi.