Ra mắt mô hình chợ dân sinh không dùng tiền mặt tại chợ Gò Công, quận Kiến An. (Ảnh AN KIÊN)

Lan tỏa mô hình dân vận chuyển đổi số ở quận Kiến An

Quyết tâm tạo chuyển biến rõ nét trong chuyển đổi số, quận Kiến An (thành phố Hải Phòng) đã có những cách làm sáng tạo, chủ động trong vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi số, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả xây dựng chính quyền số, xã hội số và công dân số trên địa bàn.
Các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng số.

Tuyên Quang phát huy vai trò tổ công nghệ số cộng đồng

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã thành lập 1.871 Tổ Công nghệ số cộng đồng với tổng số thành viên 10.257. Tỷ lệ tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và cấp thôn trên địa bàn tỉnh đạt 100% và 100% các thành viên trong tổ đã được tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng số.
Quảng Ninh: Giữ vững vị trí tiên phong trong chuyển đổi số

Quảng Ninh: Giữ vững vị trí tiên phong trong chuyển đổi số

Quảng Ninh là một điểm sáng trên toàn quốc về chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực với tỷ lệ thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia thuộc top đầu cả nước, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình là một trong những địa phương đứng đầu cả nước, tỷ lệ số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cao nhất cả nước… Quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ các ban, ngành trong tỉnh và liên tục có những sáng kiến đổi mới là cách mà Quảng Ninh đã và đang làm thành công thời gian qua.
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Hà Nam phát huy nhiều tiện ích.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Hà Nam phát huy nhiều tiện ích

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Hà Nam được xây dựng bảo đảm các tiêu chí là mô hình tiên tiến, khoa học, phù hợp thực tiễn và yêu cầu đổi mới quản lý, sáng tạo trong điều hành phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Qua đó, góp phần xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Hà Nam và xây dựng thành phố thông minh, tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số.
Các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số giới thiệu về quá trình chuyển đổi số cũng như những thách thức mà quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam phải đối mặt.

Hoạt động chuyển đổi số ở Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực

Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc và thế giới.
Ðồng chí Nguyễn Thanh Hải thăm hỏi đồng bào dân tộc H’Mông ở xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Xây dựng Thái Nguyên ngày càng phát triển

Ðến nay, Thái Nguyên đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân đang nỗ lực triển khai các giải pháp để xây dựng Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại; bình yên, sung túc, hạnh phúc, thân thiện.
Đưa chính quyền đến gần người dân hơn nhờ công nghệ số

Đưa chính quyền đến gần người dân hơn nhờ công nghệ số

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh thuộc mức cao trên thế giới với hơn 75%. Tận dụng lợi thế đó, nhiều địa phương đang từng bước đưa những ứng dụng, tiện ích dùng chung đến gần người dân hơn qua ứng dụng di động. Tây Ninh là địa phương đầu tiên triển khai phiên bản mini app Tây Ninh Smart trên mạng xã hội Zalo để hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, qua đó phục vụ người dân tốt hơn.
Khách du lịch tham quan, mua sắm tại chợ gốm Bát Tràng.

Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở một làng nghề

Năm 2020, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng với việc xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí để thành lập phường, địa phương đang phấn đấu đến cuối năm nay trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và kiểu mẫu về an ninh trật tự, du lịch của Thủ đô. Đây là những mục tiêu quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây…
Quang cảnh lễ ký kết.

FPT hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn triển khai các hoạt động chuyển đổi số

Ngày 30/5, UBND tỉnh Bắc Kạn cùng Tập đoàn FPT ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số-kinh tế số-xã hội số, theo hướng chuyển đổi tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực, hướng tới người dân và doanh nghiệp.
Chuyển đổi số cấp cơ sở cần lấy người dân là trung tâm

Chuyển đổi số cấp cơ sở cần lấy người dân là trung tâm

Xây dựng chính quyền số và công dân số là nền tảng vững chắc của nhiệm vụ chuyển đổi số hướng tới mục tiêu phục vụ người dân tốt hơn. Hà Nội đang tích cực từng bước triển khai các dịch vụ công trực tuyến mang đến những trải nghiệm, tiện ích, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp.
Tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 cho công chức, viên chức.

Thái Nguyên thúc đẩy giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 4

Đến nay, việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 của tỉnh Thái Nguyên đã đạt tỷ lệ gần 68%, cao hơn so với mục tiêu đề ra đến hết năm 2022. Hiện nay, tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 nhằm hướng tới chính quyền số, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp.
Chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam tăng cường cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. (Ảnh: Đào Phương)

Thúc đẩy kết nối giao thông, phát triển nhanh, bền vững công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Thực hiện kế hoạch tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 19/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.