Gia tăng đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhằm nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ số thiết yếu và rộng khắp là giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được sử dụng những tiện ích do kinh tế số mang lại.
Ngày 29/10, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 với chủ đề “Định hình tương lai số cho ngành ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững”.
Thành phố Hà Nội đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, 100% di tích sẽ được số hóa trong thời gian tới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Quyết định số 5390/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 về việc phê duyệt Đề án "Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội".
Việc ứng dụng công nghệ số trong khai thác và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở nước ta đã và đang được triển khai rộng khắp. Ở một góc nhìn rộng mở, quá trình này còn đem lại vô vàn lợi ích lâu dài, phục vụ cho nhiều lĩnh vực và đa dạng công việc.
LTS - Tại Việt Nam, công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng không chỉ mang đến nhiều triển vọng phát triển cho nền kinh tế tương lai mà còn đặt doanh nghiệp, doanh nhân trước đòi hỏi phải có khả năng thích ứng cao, luôn đổi mới và sáng tạo. Những kinh nghiệm thu nhận được trong quá trình tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của những đơn vị đi trước sẽ là những gợi dẫn để ngày càng có nhiều hơn doanh nghiệp thành công trong việc thích ứng với xu thế tất yếu của thời đại.
Sáng 24/9, tại huyện miền núi Sơn Hà, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Số hóa ngành nông nghiệp-Thông minh và bền vững”. Đây là một sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số-Phát triển kinh tế số”.
Năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ số hóa hồ sơ mà toàn bộ quy trình phải được thực hiện trên nền tảng số, hoàn toàn đưa dịch vụ công lên trực tuyến toàn trình để người dân, doanh nghiệp không phải đến cơ quan nhà nước làm thủ tục hành chính. Đây là mục tiêu được chia sẻ tại hội thảo "Tầm nhìn và hành động lãnh đạo trong quản trị dữ liệu và chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh".
Trong những năm qua, Công ty Điện lực Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực số hóa quy trình, tự động hóa lưới điện và quản lý dữ liệu. Những thành công này không những giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống điện mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số tại Tổng Công ty Điện lực miền bắc.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới toàn diện trong hoạt động của bộ máy chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số trong tương lai gần. Thực hiện mục tiêu này, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng đến chuyển đổi kép (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) để hướng đến mục tiêu bền vững.
Chiều 18/9, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) phối hợp Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Halieus (Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Italia trực thuộc Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Legacoop) tổ chức cuộc họp khởi động dự án "Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương - YOUCOOL”.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025, tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ nâng cao nhận thức chuyển đổi số; hỗ trợ ít nhất cho 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, sử dụng nền tảng số.
Ngày 12/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề “Công nghệ nâng tầm cuộc sống”, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Triển lãm và Hội nghị Tech4life 2024.
Ericsson, tập đoàn cung cấp giải pháp viễn thông hàng đầu thế giới, và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm trang bị cho sinh viên Việt Nam kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số quốc gia với công nghệ 5G và các công nghệ số tiên tiến khác.
Với mục tiêu kinh tế số đạt tỷ trọng 25% trong GRDP vào năm 2025 và 35% trong GRDP vào năm 2030, thành phố Hải Phòng đang nỗ lực thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đưa Hải Phòng trở thành một trong những địa phương đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Y tế số hay còn được gọi là “Digital Health”, là lĩnh vực sử dụng công nghệ số hóa để cải thiện quản lý sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và dịch vụ y tế. Chuyển đổi số y tế là một quá trình mang tính toàn diện và liên tục, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện, phòng khám, đến các doanh nghiệp công nghệ và người dân.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định 87/CP quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến, bảo đảm hoàn thành trước ngày 1/1/2025, tỉnh Yên Bái có nhiều giải pháp tích cực, triển khai đồng bộ giữa ngành tư pháp, công an và thông tin truyền thông.
Thời gian gần đây, tỉnh Nam Ðịnh quan tâm khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin, số hóa, nhằm quảng bá, tôn vinh những giá trị đặc sắc, riêng có về vùng đất và con người Nam Ðịnh năng động, giàu bản sắc, thân thiện, mến khách.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có khoảng 3.000 tòa chung cư, 10% trong số đó đang có tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân. Những bất đồng đã làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân.
Ngày 29/3, tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập ở xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa phối hợp với MobiFone tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành công trình thanh niên “Số hóa thông tin Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập - Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và phát động truyền thông ứng xử văn hóa trên không gian mạng”.
Ngày 21/3, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức khánh thành công trình số hóa, thiết lập mã QR code đối với 15 điểm di tích, điểm tham quan thuộc Khu di tích lịch sử Nha Công an Trung ương, xã Minh Thanh (Sơn Dương).
Thực hiện Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh năm 2024 do Trung ương Đoàn phát động, ngày 17/3, tại tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh đoàn Đắk Lắk phối hợp với Hiệp Hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk đăng cai triển khai số hoá gần 10.000 cây sầu riêng lên bản đồ cây xanh.
Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác tiềm năng kinh tế của châu Phi.
Nghề trồng hoa được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của nền nông nghiệp Lâm Ðồng. Thương hiệu "Hoa Ðà Lạt" là sản phẩm kinh tế hàng hóa có giá trị ngày càng cao trên thị trường. Trong chiến lược phát triển nghề trồng hoa đến năm 2030, tỉnh Lâm Ðồng đặt mục tiêu xây dựng Ðà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Ðông Nam Á.
Là địa phương ngoại ô của thành phố Hải Phòng, nhưng huyện An Dương đã và đang tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động chuyển đổi số, nhất là xây dựng chính quyền số với việc đưa Hệ thống Tổng hợp thông tin, quản lý, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định (DSS) vào hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.
Năm 2023, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp 122 dịch vụ công trực tuyến trong tổng số 122 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, trong đó có 27 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 95 dịch vụ công trực tuyến một phần.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu các sở, ngành của tỉnh hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kỹ năng sử dụng dịch vụ công một cách đầy đủ, toàn diện hơn, ứng phó với những tiêu cực trên mạng xã hội; đồng thời chi trả chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tính theo khu vực kinh tế, đóng góp kinh tế số của khu vực dịch vụ trong GDP hiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong khi số hóa ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp nhất trong ba khu vực kinh tế.