Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Chuyển đổi số được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Sáng 14/11, tại Hội trường Thành ủy Hà Nội, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân liên quan đến nội dung bài viết về cuộc cách mạng chuyển đổi số của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2024), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông có niềm tin rằng, từ chỉ đạo của Tổng Bí thư và thực tiễn đất nước hiện nay, thông điệp này sẽ được lan tỏa, thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo nên cuộc cách mạng trong chuyển đổi số để nâng cao năng lực của lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Tất cả mọi cuộc cách mạng đều có những mục tiêu, cuộc cách mạng số không là ngoại lệ. Theo Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia, “chuyển đổi số là phát triển chính quyền số giúp người dân được phục vụ tốt hơn, là phát triển kinh tế số giúp người dân giàu hơn và là phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn”. Và chúng ta phải tạo dựng rất nhiều điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số.
Tại Ninh Bình, Tổ công nghệ số cộng đồng đã mang lại luồng gió mới, giúp người dân nắm bắt công nghệ, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế qua các nền tảng trực tuyến. Trong khi đó, Đà Nẵng và Thái Nguyên đã vươn lên trở thành những hình mẫu chuyển đổi số, với nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến giúp chính quyền số phát huy tối đa hiệu quả, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Thời gian qua, quá trình chuyển đổi số quốc gia diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, đặc biệt là trong các bộ, ngành, với mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử và tiến tới chính quyền số, mang lại kết quả thực chất hơn cho doanh nghiệp, người dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, phải có một cuộc cách mạng chuyển đổi số để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đồng thời, chỉ rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện trong thời gian tới để chuyển đổi số thực sự là cuộc cách mạng.
Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, phát thải các-bon thấp, hướng tới Net zero là xu thế tất yếu của thời đại mới. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các khu vực, thúc đẩy đạt được các mục tiêu thịnh vượng và bền vững.
Ngày 24/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”.
Ngày 24/10, Cục Chuyển đổi số quốc gia phối hợp Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc “Ngày hội Dữ liệu Việt Nam - Vietnam Datafest - 2024” cùng Diễn đàn “Chiến lược dữ liệu cho phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy chuyển đổi số Ninh Bình”.
Sáng 12/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an; đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Sự kiện được truyền trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) năm nay là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động” với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa.
Chuyển đổi số được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai xác định vừa là mục tiêu vừa là giải pháp và là động lực to lớn, nhằm xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, góp phần hình thành các doanh nghiệp công nghệ số. Vậy thực tế công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào, định hướng sắp tới ra sao? Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai Tạ Quang Trường đã trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân về vấn đề quan trọng này.
Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Tạp chí điện tử VietTimes đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards) năm 2024. Đây là lần thứ 7 Vietnam Digital Awards được tổ chức.
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra rộng khắp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong khi đó, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số cần được tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt quan tâm.
Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã nhiều lần bằng trí tuệ và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị chủ động phân tích tình hình và dự báo chiến lược, tạo thời cơ, nắm vững vận hội mới, đồng thời nhận rõ những nguy cơ, thách thức mới nảy sinh, quyết định một cách sáng suốt, kịp thời, tạo nên bước phát triển đặc biệt của lịch sử đất nước và dân tộc.
Những quan điểm chiến lược trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa là nền tảng trong lý luận và thực tiễn, thể hiện tầm nhìn phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là các công nghệ số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trước đây, nhắc đến Bình Phước, không ít người nghĩ đây là một tỉnh miền núi nghèo, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp… Thế nhưng, bằng những quyết sách sát thực tế, phù hợp xu hướng phát triển của cả nước và thế giới, Bình Phước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, là địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài đến đầu tư.
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đưa ra tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số, đó chính là các giải pháp "tăng tốc", "bứt phá" đối với chuyển đổi số thời gian tới.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng với mục tiêu từng bước chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý. Ðây cũng là giải pháp đưa phương tiện công cộng trở thành phương tiện đi lại thuận lợi, tiện ích cho người dân.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị là đơn vị đầu tiên thực hiện chuyển đổi số trong bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở qua internet. Kết quả bước đầu gợi mở hướng đi hiệu quả, tăng số lượng học viên và nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị, khắc phục khó khăn về khoảng cách địa lý và kinh phí của các địa phương.
Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam phối hợp Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Nam tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam. Cuộc thi hút hơn 110 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh tham gia.
Bài viết "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc thực hiện Cách mạng chuyển đổi số.
Cả trong lý luận và thực tiễn đều chứng minh những quan điểm được nêu trong bài viết "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là hoàn toàn đúng đắn, có tầm nhìn vượt trước, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025, tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ nâng cao nhận thức chuyển đổi số; hỗ trợ ít nhất cho 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, sử dụng nền tảng số.