Trong bối cảnh công nghệ phát triển, làm gì để bảo vệ trẻ em trước những tác động tiêu cực của không gian mạng là vấn đề của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông.
Hiện nay, trong lĩnh vực tư pháp, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ emđã được thể chế hóa thành nhiều quy định trong các bộ luật, luật, văn bản dưới luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam về tư pháp người chưa thành niên được quy định phân tán ở nhiều đạo luật; một số quy định chưa có sự phân hóa rõ giữa người trưởng thành và người chưa thành niên...
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 14/8 cho biết, trên toàn cầu, có gần 500 triệu trẻ em, chủ yếu ở Tây và Trung Phi đã phải sống dưới cái nóng trên 35 độ C trong suốt hơn nửa năm qua.
Trong 3 ngày, từ 31/7 đến 2/8, Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị tập huấn-giao ban công tác trẻ em năm 2024 với sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ 30 tỉnh, thành phố phía nam.
Những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em ở Bình Phước được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, một số trẻ em phải đối diện với những nguy hiểm, nhất là tình trạng bạo hành, xâm hại, đuối nước… đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những giải pháp để bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn.
Chiều 12/6, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu là đội viên, thiếu nhi, phụ trách Đội tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hành trình “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” năm 2024.
Hè là thời điểm trẻ em có quỹ thời gian dành cho vui chơi giải trí nhiều, trong khi các bố mẹ vẫn phải đi làm vì vậy không ít gia đình cho con em sử dụng internet thoải mái khi ở nhà. Tuy nhiên, giữa ma trận thông tin trên internet, không ít trong số đó là thông tin xấu độc và trẻ em cần được bảo vệ trước điều này.
Những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh.
Ngày 29/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em".
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Gia tăng trẻ em sử dụng thuốc lá, đặc biệt thuốc lá điện tử sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe cho thế hệ trẻ.
Vấn đề bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng được quan tâm. Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cần trang bị “vaccine số cho trẻ em 3 trong 1”.
Mục tiêu cao nhất xây dựng dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên lần này nhằm đổi mới, cải cách mạnh mẽ chính sách, pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên về tư pháp hình sự theo đúng các cam kết, thông lệ quốc tế.
LTS - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã ký ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị này.
Ngày 15/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức Tổng kết Hội thi trực tuyến “Học sinh Vĩnh Long tham gia tìm hiểu kiến thức bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng năm 2023”. Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải cho 16 tập thể và 16 cá nhân đạt thành tích cao trong hội thi.
"Cơ thể này là của riêng mình - Đừng ngại nói KHÔNG" là sự kiện nhằm tuyên truyền, giáo dục học sinh về tôn trọng, bảo vệ ranh giới cơ thể và thái độ phù hợp khi đối diện với các tình huống động chạm thân thể.
"Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh", Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.
Thời gian qua, hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được xây dựng, bổ sung quy định trong nhiều văn bản, luật pháp, chính sách, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn.
Em Hoàng Linh, học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho rằng, mạng xã hội đang tác động rất lớn đến học sinh. Tại lớp học phần đông các bạn sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên nhiều bạn sử dụng không đúng mục đích.
Trong bối cảnh trẻ em có điều kiện tiếp xúc sớm với Internet, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trở thành một nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đặc biệt lưu tâm khi không gian mạng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và phát triển toàn diện của trẻ. Thời gian qua, những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng đã và đang cho thấy quyết tâm, nỗ lực luôn dành những điều tốt nhất cho trẻ em của Việt Nam.
Trong các ngày 8, 9 và 10/9 tới đây, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I - năm 2023 sẽ chính thức diễn ra ngay tại hội trường Diên Hồng. Trực tiếp điều hành toàn bộ phiên họp, 263 đại biểu trẻ em sẽ "vào vai" các lãnh đạo Quốc hội và các bộ, ngành liên quan để thảo luận về 2 chủ đề: Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em.
Sáng 21/8, tại thành phố Kon Tum, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp Dự án Unicef “Học tập và kỹ năng cho trẻ em, giai đoạn 2022-2026”, khai mạc Hội nghị tập huấn Giáo dục bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trong trường học cho cán bộ, giáo viên Dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông tỉnh Kon Tum.
Mỗi năm Tổng đài điện thoại quốc gia Bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) tiếp nhận gần 500.000 cuộc gọi của trẻ em và người lớn; tư vấn cho hơn 30.000 cuộc gọi, can thiệp, hỗ trợ khoảng 1.000 ca...
Sau gần hai năm triển khai, Chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã huy động được hơn 115 tỷ đồng, hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu cho 19.760 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, có hơn 3.000 trẻ mồ côi do dịch Covid-19.
Ngày 1/6, tại thị xã Long Mỹ, Ủy ban nhân tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em năm 2023, với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.
Sau 19 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn 469.408 cuộc gọi; hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em,...
Trước thực trạng thời gian qua, số vụ xâm hại trẻ em cũng như số trẻ em bị tai nạn, thương tích vẫn còn nhiều, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về chăm sóc, giáo dục trẻ em để bảo đảm an toàn cho trẻ em trên cả nước.
Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” đang được nhiều địa phương phát động trên cả nước, với những thông điệp quan trọng, từ việc chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh phòng chống tai nạn, thương tích là bảo đảm quyền được sống của trẻ em; quan tâm việc học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; đến việc triển khai ứng dụng rộng rãi các cuộc gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.
Ngày 31/5, Tỉnh đoàn Hà Nam phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hè năm 2023, với chủ đề "Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em".