Chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Qua đó, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số.
Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách bảo trợ xã hội, người dân và nhóm đối tượng này có cơ hội tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội. Qua đó, số lượng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội ngày càng tăng. Đến nay, mức độ bao phủ của chính sách bảo trợ xã hội đã tăng lên.
Đến nay, có 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Công suất tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi chức năng cho 13.000 đối tượng tại cơ sở.
Dù nhu cầu của xã hội với nghề công tác xã hội rất lớn nhưng thực tế cho thấy, việc tuyển sinh tại nhiều trường và đào tạo người làm việc trong lĩnh vực này chưa cao. Một trong những nguyên nhân là các chính sách pháp luật chưa sâu sát nhu cầu của thị trường và người học.
Cùng với các chính sách của Trung ương, Hà Nội cũng đã ban hành một số chính sách đặc thù để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, người lao động, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em... gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tổng ngân sách thực hiện đạt hơn 10 , 6 nghìn tỷ đồng.
Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên như các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo… ở nước ta đã đạt 3,509 triệu người, chiếm tỷ lệ 3,5% dân số.
Thực tế hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Dự thảo Nghị định về công tác xã hội đã được xây dựng và lấy ý kiến. Sắp tới, khi Nghị định được ban hành, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở nước ta.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần khẩn trương cập nhật, hoàn thiện hệ thống dịch vụ công kết nối với phần mềm dịch vụ công liên thông, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội để thực hiện nhóm dịch vụ công đăng ký khai tử cho đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội. Đồng thời, hoàn thành việc tổng hợp dữ liệu của các đối tượng liên quan trong tháng 12 năm 2022 để đồng bộ làm sạch với dữ liệu dân cư.
Dự thảo Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đang lấy ý kiến đề xuất 4 nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của lĩnh vực thương binh-xã hội. Đây là những công việc trong điều kiện lao động loại IV, với những đặc điểm lao động đặc thù.
Thời gian tới, cần có các giải pháp và kế hoạch phù hợp để tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp, đặc biệt là tư pháp với người chưa thành niên. Đây là những nội dung nên triển khai trong Kế hoạch thực hiện Đề án quốc gia về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021-2030.
Trên toàn quốc hiện có 425 cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Con số này mới đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho khoảng 30% đối tượng.
Đến nay, đã có hơn 70 trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. Hệ thống này góp phần đào tạo và dạy nghề công tác xã hội cho khoảng 6.500 người mỗi năm.
Trước thực trạng pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác xã hội trong hệ thống tư pháp một cách có hệ thống, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần nghiên cứu để xây dựng một đạo luật riêng về công tác xã hội.
Dự thảo Nghị định về công tác xã hội đề xuất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề công tác xã hội theo quy định. Hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp hóa đội ngũ những người công tác xã hội, dự thảo cũng quy định rõ các tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ, chính sách đối với nhóm đối tượng này.
Trên toàn quốc hiện có 425 cơ sở trợ giúp xã hội. Con số này đạt khoảng 92% so với quy hoạch, nhưng quy mô phục vụ đã vượt ngưỡng so với mục tiêu quy hoạch.
Tại Việt Nam, hậu quả của chất độc da cam đã di truyền sang thế hệ thứ tư. Hiện cả nước có khoảng hơn 150 nghìn nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai (con), 35 nghìn nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba (cháu) và khoảng 6.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ tư (chắt). Tuy nhiên, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ cho đối tượng thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư còn nhiều khó khăn...
Với chuẩn nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng từ 5,2% (năm 2020) lên 9,35% (năm 2022), đồng nghĩa với thêm 10 triệu người được hưởng lợi từ các chính sách và chương trình mục tiêu của Chính phủ về bảo trợ xã hội và giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025.
Ngày 25/3 năm nay ghi dấu mốc kỷ niệm lần thứ sáu của Ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đây là dịp ghi nhận sự đóng góp quan trọng của những người làm công tác xã hội cả nước, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian vừa qua.
Nghị định số 130/2021 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 quy định, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
Ngày 24-6, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 02/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15-3-2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngày 21-8, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục nghề nghiệp.