Mười tháng năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 196,3 nghìn lao động, đạt 118,9% kế hoạch năm và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023. Có được kết quả này là nhờ những đổi mới, nỗ lực trong công tác hỗ trợ giải quyết việc làm của các cơ quan, đơn vị.
Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã giúp người dân huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu) có việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.
Ngày 17/7, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Dương (sinh năm 1991, ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ cung ứng Thiện Nhân có địa chỉ tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sáng nay (22/6), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Long Biên tổ chức "Phiên giao dịch việc làm - Tư vấn hướng nghiệp quận Long Biên năm 2024", tại Hà Nội, với 5.077 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40-CT/TW), hoạt động triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thu được những kết quả quan trọng. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.
Tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2024, có hơn 1.600 chỉ tiêu tuyển dụng. Người lao động cũng được cung cấp thông tin về lao động việc làm, đào tạo nghề và thông tin thị trường lao động.
Là tỉnh miền núi, sản xuất công nghiệp chưa phát triển nên người lao động ở tỉnh vùng cao Hà Giang rất khó tìm việc làm tại địa phương. Do đó, những năm qua, tỉnh xác định công tác đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước, xuất khẩu lao động là giải pháp trọng tâm giúp người dân vùng cao tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Các công ty không có giấy phép hoạt động; không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng vẫn nhận tiền của người lao động và có dấu hiệu làm giả giấy tờ đưa người đi lao động tại Canada.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tuần qua (11 đến 18/3), không gian mạng nổi lên các lừa đảo dịch vụ thuê cáp, đổi giấy phép lái xe online; dịch vụ hỗ trợ làm visa giá rẻ; các trang web giả danh Cục An ninh mạng; giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng xã hội.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 83 công ty hoạt động dịch vụ tư vấn du học nước ngoài và 10 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Cho đến nay, số ra nước ngoài học tập và lao động đều chấp hành tốt pháp luật ở nước sở tại, chưa phát hiện trường hợp nào phải trả về Việt Nam do có những vi phạm pháp luật.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội và đời sống của nhân dân.
Mặc dù không có chức năng, không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng Công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ Magnet (Công ty Magnet) vẫn quảng bá, tuyển dụng, thu tiền của người có nhu cầu với lời hứa sẽ đưa đi xuất khẩu lao động.
Sáng 27/12, Báo Người Lao Động tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước".
Chiều 16/12, tại Tokyo, tiếp tục chương trình hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Hợp tác lao động Việt Nam-Nhật Bản. Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Koizumi Ryuji, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Takemi Keizo… Tham dự có khoảng 500 đại biểu hai nước.
Đi làm việc ở nước ngoài qua chương trình phi lợi nhuận có chi phí tham gia thấp, người lao động có thu nhập tốt và điều kiện phúc lợi bảo đảm. Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, từ giữa năm 2022 tới nay, hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại khu vực miền trung, Tây Nguyên đạt nhiều kết quả khả quan, mở ra hướng xóa nghèo bền vững cho các địa bàn khó khăn.
Chiều 5/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài và chính quyền thành phố về đầu tư, sản xuất, kinh doanh với chủ đề: “Đối thoại về công tác đối với Người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh diện chuyên gia, tu nghiệp và xuất khẩu lao động” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung dẫn số liệu cho biết, trung bình 1 năm có khoảng 120.000-143.000 người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Từ lực lượng lao động này, trung bình 1 năm đem lại nguồn lợi cho đất nước từ 3,5-4 tỷ USD.
Ngày 27/10, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo “Thúc đẩy đưa người lao động các tỉnh miền trung, Tây Nguyên đi làm việc ở nước ngoài thông qua chương trình phi lợi nhuận và giải pháp giảm số lượng lao động không về nước đúng quy định”.
Ngày 11/10, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn xã Cư Êwi vừa có 2 trẻ vị thành niên bị kẻ xấu dụ dỗ, lừa đảo để bán sang Campuchia làm “việc nhẹ lương cao” được trở về nhà.
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tính chung 9 tháng năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 lao động (38.816 lao động nữ), đạt 101,37% kế hoạch năm 2023, (năm 2023, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là từ 110.000 lao động) và bằng 108,23% so cùng kỳ năm ngoái.
Một thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp là Hàn Quốc đang được tỉnh Thái Bình tập trung quan tâm, chú trọng. Sau hơn 3 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, địa phương đã kết nối với nước bạn để duy trì chương trình đầy triển vọng này.
Khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số hiện đang là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Rất nhiều bạn trẻ đã nhanh chóng bắt nhịp, nắm bắt cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bạn trẻ còn nhiều trăn trở, băn khoăn và mong muốn được các sở, ban, ngành, chính quyền thành phố dẫn dắt, định hướng, hỗ trợ, nhất là về vốn, chính sách đào tạo, cơ hội việc làm…
Giải quyết việc làm, trong đó có xuất khẩu lao động là nội dung quan trọng được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025 xác định, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Phấn đấu hằng năm số lao động Quảng Trị được tạo việc làm mới bình quân hơn 12 nghìn người.
Theo các đại biểu Quốc hội, tình trạng người lao động muốn đi xuất khẩu lao động bị lừa diễn ra khá nhiều, trong đó có nguyên nhân từ việc lao động thiếu thông tin chính thống, trong khi thường bị các “công ty ma” bủa vây.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nghệ An: 10 tháng đầu năm 2022, số người đi xuất khẩu lao động ở Nghệ An tăng mạnh, tăng gần gấp đôi so với trung bình nhiều năm.
Ngày 19/8, hơn 500 đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Ninh Bình tham gia “Ngày hội việc làm’’. Tại “Ngày hội việc làm”, các điểm thông tin về doanh nghiệp được bố trí thuận lợi, giúp người lao động trực tiếp tìm hiểu rõ về doanh nghiệp, tìm hiểu việc làm phù hợp với nhu cầu và năng lực bản thân.
Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc (MOEL) và Bộ Tư pháp Hàn Quốc (MOJ) ngày 28/3 đã công bố quyết định gia hạn thời gian cư trú, xin việc cho người lao động nước ngoài theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là lao động EPS) có visa E9 sẽ hết hạn cư trú và thời gian xin việc ở Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 13/4 tới ngày 31/12/2022.