Truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống mua bán người. (Ảnh CWD)

Giải quyết những khó khăn trong phòng chống mua bán người

Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Sau 12 năm triển khai thi hành, thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật nhằm giải quyết những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống mua bán người hiện nay.
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống mua bán người tại phiên chợ vùng cao Bắc Hà.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người

Mua bán người được xác định là vấn đề hệ trọng, liên quan đến bảo đảm an ninh con người. Bộ Công an xác định phòng, chống loại tội phạm này không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng công an, mà cần có sự tham gia, huy động sức mạnh, sự phối hợp của các ban, bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và người dân. Trong đó, có tầm quan trọng của hợp tác quốc tế.
Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân vùng biên giới về phòng chống mua bán người. (Ảnh: BIÊN CƯƠNG)

Bài 2: Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị

Thời gian qua, công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người được triển khai đồng bộ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, nhất là ngành công an, bộ đội biên phòng trong các hoạt động phòng chống mua bán người ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
Trao trả và tiếp nhận nạn nhân mua bán người giữa hai lực lượng Công an Lào và Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: BIÊN CƯƠNG)

Đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người

Tình hình tội phạm mua bán người vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới do mang lại lợi nhuận cao cho các tổ chức tội phạm, chỉ sau tội phạm mua bán vũ khí và ma túy. Tại Việt Nam, tình hình hoạt động của tội phạm này ở khu vực biên giới, cửa khẩu, biển, hải đảo diễn biến rất phức tạp, với phương thức thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, nghiêm trọng.
Các bạn trẻ tham gia chương trình Đối thoại: Phụ nữ và thanh niên tích cực dẫn đầu công tác truyền thông phòng, chống mua bán người. (Ảnh: IOM Việt Nam)

Phát huy sức lan tỏa của không gian mạng trong công tác phòng, chống mua bán người

Internet và không gian mạng xã hội vừa là cơ hội cho người dân tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng, đồng thời cũng là môi trường phù hợp để truyền đi nhanh chóng và hiệu quả các thông điệp về phòng, chống mua bán người đến cộng đồng.
Các đại biểu tham gia tọa đàm tại chương trình.

6 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 98 vụ án mua, bán người

Ngày 15/8, tại Tây Ninh, hưởng ứng Ngày Quốc tế và Ngày Toàn dân phòng chống mua, bán người (30/7), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Chương trình “Diễn đàn truyền thông phòng, chống mua, bán người” nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên và người dân, góp phần làm giảm các nguy cơ tội phạm liên quan đến mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn.
Ba đối tượng có hành vi mua, bán người bị Công an huyện Thường Xuân bắt giữ.

Thanh Hóa khởi tố, tạm giam 3 đối tượng mua, bán người

Ngày 29/7, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Công an huyện Thường Xuân đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam: Trần Hải Đăng, sinh năm 2000 trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; Đào Thị Trang, sinh năm 1993 trú tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương và Lê Thanh Hải, sinh năm 1997 trú tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người

Bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người cho phù hợp với thực tiễn, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị nhiều nội dung cần điều chỉnh để hoàn thiện dự án luật, qua đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người và kiềm chế gia tăng loại tội phạm này.
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8 của Quốc hội, sáng 8/6. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Còn lúng túng trong thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người

Theo đại biểu Quốc hội, thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều khoảng trống nhất định trong việc bảo đảm quyền tiếp cận dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua người. Do đó, rất cần có quy định cụ thể để hỗ trợ nạn nhân mua bán người trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nạn nhân.
Đồn Biên phòng Cần Yên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng lấy lời khai đối tượng mua bán người. (Ảnh: MINH TUẤN)

Bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

Mua bán người được Liên hợp quốc xếp là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất hiện nay, có nguồn thu bất chính cao chỉ đứng sau tội phạm ma túy và buôn bán vũ khí. Chính vì vậy, tình hình mua bán người trên bình diện quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương, gây bất an, lo lắng cho nhân dân.
Hai nữ nạn nhân đang kể lại hành trình bị bán qua tay nhiều người trước khi bị lực lượng chức năng giải cứu. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Chiến công của Bộ đội Biên phòng Tây Ninh

Trong khi thực hiện công tác nghiệp vụ cách biên giới khoảng 500 mét, lực lượng trinh sát Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã phát hiện các đối tượng tình nghi. Từ đây, Chuyên án truy xét bí số TN823P được xác lập. Các lực lượng phá án đã giải cứu thành công các nạn nhân, đưa những đối tượng mua bán người ra xử lý trước pháp luật.
Người phát ngôn Bộ Công an Trung tướng Tô Ân Xô.

Nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn dụ dỗ đưa người xuất cảnh, vượt biên trái phép

Một trong những phương thức, thủ đoạn chủ yếu để đưa công dân Việt Nam di cư, xuất cảnh trái phép ra nước ngoài là tìm kiếm, dụ dỗ nạn nhân sang các quốc gia gần biên giới với Việt Nam (thí dụ xuất cảnh sang Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar...) để làm việc nhẹ lương cao, tổ chức cho nạn nhân xuất cảnh mà không cần chứng minh tài chính, bằng cấp, thủ tục nhanh gọn.
Các đối tượng bị bắt giữ.

Triệt phá đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc núp bóng môi giới hôn nhân

Từ tháng 5/2023 đến nay, Vày Tuyết Mai cùng đồng bọn đã lừa gạt, tuyển chọn và chuyển giao hàng chục phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc để nhận tiền. Một số nạn nhân sau khi sang Trung Quốc lấy chồng phát hiện mình đã bị lừa gạt, mua bán nên bỏ trốn về Việt Nam hoặc nhờ người nhà tại Việt Nam trình báo tố giác tội phạm, đề nghị giải cứu.