Mẹ bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng khi đăng ký cho con tham gia khóa "tu sinh mùa hè"

Mẹ bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng khi đăng ký cho con tham gia khóa "tu sinh mùa hè"

Một trong những tin tức nổi bật về lừa đảo trực tuyến trong tuần qua (18 đến 24/3) là vụ việc người phụ nữ bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng khi đăng ký cho con tham gia khóa "tu sinh mùa hè". Cùng với đó là những cảnh báo lừa đảo đọc sách nhận lương, tiền điện tử, việc nhẹ lương cao, hẹn hò trực tuyến....
Lễ trao giải Gian trưng bày xuất sắc tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Sôi động, ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024

Sau ba ngày (từ 15-17/3) với nhiều hoạt động sôi nổi và hào hứng, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam-tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” do Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều dấu ấn cho những người làm báo và đông đảo công chúng, bạn đọc cả nước.
Cảnh giác trước các trang web giả danh Cục An ninh mạng, lừa đảo đổi giấy phép lái xe, làm visa online giá rẻ

Cảnh giác trước các trang web giả danh Cục An ninh mạng, lừa đảo đổi giấy phép lái xe, làm visa online giá rẻ

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tuần qua (11 đến 18/3), không gian mạng nổi lên các lừa đảo dịch vụ thuê cáp, đổi giấy phép lái xe online; dịch vụ hỗ trợ làm visa giá rẻ; các trang web giả danh Cục An ninh mạng; giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng xã hội.
50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng

50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành đối soát, chuẩn hoá thông tin thuê bao của 125 triệu thuê bao đang hoạt động. Mỗi tháng các doanh nghiệp viễn thông đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Hỗ trợ người dân chuyển đổi từ 2G lên 4G thuận tiện

Hỗ trợ người dân chuyển đổi từ 2G lên 4G thuận tiện

Bắt đầu từ 1/3, tất cả các thiết bị điện thoại 2G không hợp quy định sẽ không thể nghe, gọi, nhắn tin. Để thực hiện chủ trương tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông, các nhà mạng đã triển khai nhiều phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Nhân viên kỹ thuật của Viettel lắp đặt trạm thu phát di động (BTS) 4G.

Sẵn sàng tắt sóng 2G

Bắt đầu “mở sóng” từ năm 1993, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trên thế giới áp dụng công nghệ 2G (GMS). Tuy nhiên, khi các công nghệ tiên tiến hơn như 3G, 4G và nhất là 5G đang ngày càng trở nên phổ biến, sứ mệnh của mạng 2G đã hoàn tất. Việc sớm “tắt sóng” 2G sẽ giúp tối ưu hạ tầng, nguồn lực cho những mạng di động mới, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Nguyên Giám đốc VNCERT, hiện là Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Trọng Đường.

Khởi tố 9 bị can trong vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam

Ông Nguyễn Trọng Đường, nguyên Giám đốc VNCERT đã chỉ đạo một số cán bộ cấp dưới thông đồng với Công ty TNHH TM&DV Khang Phát (đơn vị tư vấn), Công ty Cổ phần thẩm định giá BTC Value và nhà thầu cung cấp thiết bị là Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Đấu thầu, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản Nhà nước.
Người dân xã Song Phượng (huyện Ðan Phượng, Hà Nội) quét mã QR tìm hiểu thủ tục hành chính. (Ảnh THẮNG VĂN)

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chuyển đổi số

Ngày 26/12, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Điều này khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của đơn vị chuyên trách về CNTT, chuyển đổi số ở trung ương và địa phương
Lừa đảo trực tuyến gia tăng dịp cuối năm

Lừa đảo trực tuyến gia tăng dịp cuối năm

Vào dịp cuối năm, các hình thức lừa đảo trực tuyến, nhất là các cuộc gọi lừa đảo sẽ gia tăng. Người dân cần đặc biệt nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 7/12 cho biết, sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi điện thoại. Đồng thời, Bộ sẽ chỉ đạo các nhà mạng gửi tin nhắn cảnh báo tới người dùng.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại họp báo.

Doanh nghiệp công nghệ số - Phổ cập công nghệ số vào cuộc sống

Ngày 11/12 tới, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ số - Phổ cập công nghệ số vào cuộc sống”.
Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của TikTok gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến người dùng tại Việt Nam (Ảnh: Internet).

Xử lý nghiêm nền tảng mạng xã hội vi phạm pháp luật

Ra mắt chính thức tại Việt Nam vào năm 2019, nền tảng mạng xã hội TikTok đưa ra mục tiêu “đa dạng hóa nội dung và tôn vinh sự sáng tạo của người Việt”, đồng thời cam kết “mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời thông qua các biện pháp bảo vệ tối ưu nhất”. Tuy nhiên, trái ngược với các thông điệp nêu trên, thời gian qua hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của nền tảng mạng xã hội này đang gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến người dùng tại Việt Nam.
Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Ngày 9/3, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. Cùng với thực tiễn sinh động, Sách trắng về tôn giáo cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo, thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.