Ngày 2/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" năm 2024, mang đến một không gian nhiều sắc màu, phản ánh những nét truyền thống văn hóa phong phú của Ấn Độ.
Giữa phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, những tấm biển hiệu nhuốm màu thời gian vẫn tồn tại như những chứng nhân “đặc biệt” của lịch sử. Hằng thập kỷ lặng lẽ chứng kiến bao thăng trầm cuộc sống, những tấm biển thuở ấy ẩn chứa trong mình nhiều vỉa tầng văn hóa giá trị.
Thuở thiếu thời, đứa trẻ nhà quê như tôi trong giấc mơ cũng không tưởng tượng nổi dọc ngang Hà Nội. Thủ đô thấp thoáng qua các bài học lịch sử, địa lý và các tác phẩm văn chương. Thời trưởng thành, tôi không có may mắn được làm công dân Thủ đô. Đoàn tàu Thống Nhất đã đưa tôi vào miền đất phương nam và “cắm” ở đó hơn nửa đời người. Nhưng tôi vẫn may mắn có những lần đặt chân lên đường phố Hà Nội…
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có hơn 70% dân số là người Ra Glai sinh sống. Tộc người này có vốn văn hóa cổ truyền khá phong phú, đa dạng, nhiều bản sắc đặc trưng. Thời gian qua, huyện Khánh Sơn đã có nhiều nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Ra Glai.
Kiến trúc xanh là nghệ thuật kiến trúc đề cao sự thân thiện với môi trường, từ đó tạo nên một không gian sống bền vững. Đây cũng đang trở thành một xu hướng thiết kế mới, đáp ứng các yêu cầu về một cuộc sống chất lượng. Cũng nhờ hướng đi này mà không gian Trúc Lâm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhận được 2 giải thưởng quốc tế cho phong cách này.
Gẩy đàn tranh bằng cây vĩ kéo, thổi kèn trumpet theo nhịp trống chèo-những sự kết hợp tưởng chừng như không thể, nhưng lại vô cùng ăn ý. "Cha đẻ" cho ý tưởng kết hợp táo bạo ấy chính là chàng trai trẻ Nguyễn Quốc Hoàng Anh (trong ảnh).
“Hội họa đương đại trong giấy Giang dường như cùng tan chảy thật quyến rũ, theo vô vàn điểm chạm không-thời gian. Giang quyền lực và hoan hỷ. Giang hiện hữu cuốn hút tôi trở về một thế giới tâm linh với vẻ đẹp thật khó diễn tả bằng lời”.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình ở Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Gia đình là nơi duy trì nòi giống và cũng là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người.
Trong sáng 14/2, hàng nghìn người dân đã đến xin chữ trong Lễ khai bút đầu xuân được tổ chức trang trọng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Hội chợ Xuân Giáp Thìn với chủ đề “Chợ quê” đã tái hiện không gian Tết truyền thống của người Việt, với những món ăn đặc trưng của ba miền, các trò chơi lễ hội dân gian, ngập tràn khí sắc Xuân.
Một không gian ngập tràn sắc xuân, nhắc nhớ lại nét văn hóa truyền thống bao đời nay trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc đã được tái hiện tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình những ngày giáp Tết.
Trên con phố Yên Thái của phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), giữa khu vực đông đúc và sôi động bậc nhất nơi trung tâm Thủ đô, có ngôi đình Tú Thị nhỏ bé, mộc mạc, nhưng cũng thật kiêu hãnh khi đã ghi dấu lịch sử nghề thêu truyền thống suốt hàng trăm năm qua. Không gian đậm chất làng quê Bắc Bộ ấy cũng là nguồn cảm hứng, động lực cho không ít người trẻ say mê sáng tạo để phát huy, quảng bá một nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam.
Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với cộng đồng, có vai trò quan trọng trong gìn giữ và phát triển văn hóa. Tuy nhiên, với một đất nước có nhiều lễ hội như nước ta, việc quản lý lễ hội luôn tồn tại những khó khăn. Trong thời kỳ hội nhập và bùng nổ công nghệ hiện nay, việc số hóa dữ liệu về lễ hội, đặc biệt là lễ hội truyền thống ngày càng trở nên vô cùng cấp thiết, giúp cho công tác tổ chức, quản lý lễ hội ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Chiều 26/11, trên sông Sap đoạn trước Hoàng cung ở Thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã khai mạc Lễ hội đua thuyền, thả hoa đăng, cúng trăng, ăn cốm dẹp truyền thống dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni.
Đề cương về văn hóa Việt Nam do Đảng ta đề xướng năm 1943 đã nêu rõ 3 nguyên tắc trong phát triển văn hóa là “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. 80 năm đã đi qua, những đòi hỏi trong thời kỳ hội nhập cũng như trong kỷ nguyên công nghệ số càng thấy rõ sự cần thiết của việc áp dụng sáng tạo các nguyên tắc này trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, tính đại chúng bao gồm việc nhân dân sáng tạo, hưởng thụ, tiếp thu văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp thiết, là nhân tố quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển văn hóa tầm nhìn đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra.
Cổng làng từ bao đời nay đã là biểu tượng văn hóa của làng quê Việt. Phía sau cổng làng là một cộng đồng với đầy đủ những nếp ăn, ở, phong tục tập quán, là một xã hội thu nhỏ.
Đất nước Nga là nơi chung sống của cộng đồng đa sắc tộc với bản sắc văn hóa, truyền thống và phong tục độc đáo. Trong số đó không thể không nhắc tới cộng đồng người Bashkir ở Cộng hòa Bashkortostan, miền Nam nước Nga, vùng đất nằm giữa sông Volga huyền thoại và dãy núi Ural hùng vĩ.
Sáng 31/8, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh (4/9/1945-4/9/2023). Tham dự buổi họp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh; Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Quốc phòng cùng một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh và các tướng lĩnh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thanh Hóa có 143 di tích, điểm di tích cách mạng gắn liền với lịch sử hào hùng của Đảng bộ và nhân dân xứ Thanh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Cùng với công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, Thanh Hóa có nhiều giải pháp góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng tự hào để phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Ngày 22/7, tại khu vực bờ kè Tân An, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải phối hợp Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức Giải đua thuyền Rồng truyền thống trên Đầm Nại năm 2023.
Hà Nội có nhiều thương hiệu truyền thống, nhất là thủ công mỹ nghệ và ẩm thực. Song, việc xây dựng thương hiệu, nhận diện thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Thành phố đã tổ chức cuộc thi sáng tạo những bộ nhận diện cho các thương hiệu truyền thống, nhằm gợi ý để các thương hiệu này có thể tham khảo, khai thác vào thực tế.
Hoàng Anh là một trong số ít những người trẻ tạo được dấu ấn trên con đường đưa những giá trị truyền thống đến gần hơn với công chúng bằng những sáng tạo mới mẻ, mang hơi thở đương đại. Anh tin, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật đương đại nói riêng là những biểu hiện quan trọng của con người, kết nối chúng ta với nhau, với quá khứ, hiện tại và tương lai... Đó cũng là con đường giúp chúng ta tạo ra truyền thống mới cho chính thời đại mình đang sống.
Sáng 16/1, tại Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Chương trình “Tết nhân ái” do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát tổ chức.
Ngày 6/1, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Họp mặt truyền thống kỷ niệm 55 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968.
Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã quyết định tổ chức Lễ hội đền Trần từ ngày 3 đến 7/2/2023 với quy mô cấp tỉnh.
Ngày 18/9, tại Khu du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang), đã diễn ra Lễ hội đua bò truyền thống huyện Tri Tôn năm 2022. Tham gia lễ hội có 25 cặp bò đến từ các xã, thị trấn có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn huyện Tri Tôn.