"Tỉnh Thanh Hóa xác định năm 2023 phải quyết tâm hơn, quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, để đạt được kết quả tổng thể cao hơn năm 2022, trong đó mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) phải đạt 11% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.200 USD trở lên, thu ngân sách nhà nước phải vượt số thực thu năm 2022...", đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết.
Nhân dịp đón Xuân mới Quý Mão-2023, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Báo Nhân Dân cuộc phỏng vấn đầu năm. Những chia sẻ của Tổng Bí thư là thông điệp gửi đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: Hãy tranh thủ thời cơ, biến thách thức thành cơ hội, chung tay xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Năm 2022 khép lại cũng là lúc nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đi được nửa chặng đường. Nhiều chính sách của tổng thống thứ 46 của Mỹ trong hai năm đầu nhiệm kỳ được đánh giá là đạt hiệu quả, phần nào vực dậy sức mạnh và vị thế quốc gia. Song, còn đó hàng loạt thách thức, cả bên trong lẫn bên ngoài, vẫn chực chờ bủa vây Xứ cờ hoa trong hai năm tới.
Năm 2022, đất nước mặc dù vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19, vừa chỉ đạo phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, song công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, khẩn trương. Từ đó công tác này có bước phát triển mới, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng.
Bắt đầu chuyển sang trạng thái bình thường mới cùng nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường, tận dụng sức bật của nền kinh tế sau khi bị nén lại một thời gian dài, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng sau chuỗi ngày ảm đạm. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, hàng loạt biến cố khó lường xuất hiện như xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao và lan rộng khắp toàn cầu, cùng tác động dịch bệnh dai dẳng,… đã đẩy kinh tế thế giới quay lại nguy cơ suy thoái. Tác động xấu từ bên ngoài lập tức ảnh hưởng tiêu cực quá trình phục hồi của các ngành kinh tế Việt Nam.
Hiện, thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam có mặt tại 180 nước trên thế giới. Trong đó, có các thị trường lớn và khó tính như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Chiều 11/11, tại Phnom Pênh, Campuchia, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN với từng Đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên hợp quốc.
Dư luận quốc tế kỳ vọng các nước, nhất là các nước phát triển, sẽ nâng cam kết hành động tại Hội nghị cấp cao lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27). Kỳ vọng cao, song thách thức cũng rất lớn, trong đó vấn đề tài chính được dự báo sẽ nổi lên là chủ đề hóc búa trong các cuộc đàm phán về khí hậu sắp tới.
Ngay trong những ngày đầu của kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV đã dành thời gian thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và cho ý kiến về nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Trong bối cảnh tỷ giá hối đoái ngày càng bấp bênh do nhiều ngân hàng trung ương đang chạy đua tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, việc cung cấp thông tin minh bạch, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là nhận định của Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế thuộc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Số hóa Tây Ban Nha, bà Nadia Calvino đưa ra ngày 14/10.
Trước hàng loạt các sức ép vĩ mô đè nặng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế, ngành sắt thép trên thế giới vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là về năng lực tiêu thụ. Đối với thị trường sắt thép tại Việt Nam, những khó khăn sẽ là yếu tố khó tránh khỏi, song các cơ hội vẫn đang rộng mở cho doanh nghiệp sản xuất trong nước vào giai đoạn quý IV năm nay.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu (EU) không chỉ gây ra những hệ lụy đối với sự ổn định kinh tế, xã hội tại các nước thành viên, mà còn đe dọa phủ bóng lên triển vọng hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu của khối. Giải tỏa cơn khát năng lượng đồng thời bảo đảm đi đúng hướng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với EU.
Dù đạt nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nhưng đến nay, sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền còn rất cao.
Sau khoảng thời gian dài chạy đua tăng cường năng lực sản xuất, các hãng dược phẩm đang đối mặt thách thức nghiêm trọng khi thế giới có nguy cơ dư thừa vaccine ngừa Covid-19. Thái độ hoài nghi với vaccine, tâm lý chủ quan cho rằng Covid-19 không còn nguy hiểm như trước, khiến nhu cầu vaccine giảm mạnh, cản trở tiến trình chấm dứt dịch bệnh trên thế giới.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đang là hai thách thức lớn có thể trở thành “gáo nước lạnh” dội vào triển vọng phục hồi của nhiều nền kinh tế trên toàn cầu.
Ngày 8/11, Bộ Xây dựng phối hợp Diễn đàn Đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Đô thị hóa Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh”.
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác tổ chức cai nghiện thuốc lá, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ việc giá thuốc lá còn rẻ, sự xuất hiện của nhiều loại thuốc lá thế hệ mới.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân ngày càng tăng cao. Trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trung bình của sản lượng điện năng đạt mức 12-13%/năm, gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Việt Nam là một trong bốn quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Ngành du lịch và hàng không đã bị đại dịch Covid-19 tàn phá và đặc biệt là đợt bùng phát dịch mới tại Đà Nẵng từ ngày 25-7. Du lịch nội địa - lĩnh vực vừa mới được tái sinh và thể hiện sức sống chỉ mới được vài tuần trong tháng 6 và đầu tháng 7 đã chịu tác hại nặng nề của đợt bùng phát dịch này.
Bình ô-xy trên máy bay khác với bình ô-xy y tế thông thường, không được sử dụng loại thuốc sát trùng dễ gây cháy nổ, nguy cơ bệnh nhân suy hô hấp trên máy bay rất cao... Không ít thách thức trong chuyến bay đón 250 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về nước ngày 29-7 tới đây, trong đó có 120 người mắc Covid-19.
Góp phần giúp lãnh đạo các bệnh viện vượt qua những thách thức; sử dụng tốt nhất các nguồn lực để phát triển bệnh viện, lần đầu tiên, Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Trung tâm phát triển năng lực quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức Khóa đào tạo quản lý bệnh viện cho các bệnh viện thuộc đồng bằng sông Cửu Long.