Chiều 15/11, tỉnh Hậu Giang tổ chức hội nghị sơ kết Đề án số 01 về thực hiện nâng cao hiệu quả tuyên truyền các chương trình nông nghiệp bền vững giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.
Để bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần sự kết nối chặt chẽ và lâu dài giữa các tổ chức trong và ngoài nước; đồng thời bảo đảm được các nguồn lực tài chính từ cả khu vực kinh tế công lẫn tư nhân.
Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đồng thời kêu gọi nỗ lực toàn cầu nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề này.
Ngày 16/10, nhân kỷ niệm 44 năm Ngày Lương thực Thế giới (16/10), Mạng lưới phát triển thực phẩm Việt Nam; Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch (AFT) và Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu (GFN) phối hợp tổ chức diễn đàn thực phẩm bền vững 2024.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) chỉ ra nghịch lý rằng, dù sản lượng lương thực đủ để đáp ứng nhu cầu nhiều hơn dân số thế giới, song nạn đói vẫn tiếp diễn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, xung đột dai dẳng và cú sốc kinh tế vẫn là những nguyên nhân chính gây ra và làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng lương thực. Điều này đòi hỏi những nỗ lực chung nhằm bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
Ngày 9/10, tại thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã hội đàm lần đầu tiên trong khuôn khổ cuộc gặp thường niên giữa hai Thủ tướng, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
Ngày 30/8, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Trường đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “An toàn thực phẩm và An ninh lương thực” lần 8 năm 2024.
Hội nghị Bộ trưởng An ninh lương thực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 9 (FSMM) diễn ra ở Trujillo (Peru), đã kêu gọi tiếp cận toàn diện và hành động khẩn cấp để giải quyết các thách thức an ninh lương thực khu vực và toàn cầu. Diễn ra trong bối cảnh những tác động đan xen của biến đổi khí hậu, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và bất bình đẳng kinh tế đang ngày càng đe dọa sự ổn định của hệ thống lương thực thế giới, hội nghị khẳng định lại cam kết của các thành viên về bảo đảm an ninh lương thực lâu dài và bền vững.
Theo một dự thảo tuyên bố công bố ngày 14/6, các nước trong Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ thúc đẩy Sáng kiến Hệ thống Thực phẩm G7 Apulia nhằm vượt qua những rào cản "mang tính cấu trúc" đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động phong phú, sâu rộng để vận động hội viên, phụ nữ chủ động, tích cực tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả, đặc biệt thông qua cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ...
Đại sứ Mai Phan Dũng có bài phát biểu trong phiên đối thoại về Báo cáo của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực.
Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.
Các bộ trưởng thương mại của các nước trên thế giới vẫn bất đồng về vấn đề trợ cấp đánh bắt cá, nông nghiệp và gia hạn thuế hải quan thương mại kỹ thuật số, trong khi Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại thế giới (MC13) kéo dài hơn dự kiến.
Tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn cầu do xung đột và biến đổi khí hậu là chủ đề chính của phiên thảo luận cấp cao mới đây do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức. Là vấn đề gai góc trong nhiều cuộc đàm phán về lương thực, khí hậu trước đó, việc tăng cường đóng góp tài chính để giúp các nước nghèo ứng phó rủi ro một lần nữa được nhấn mạnh tại phiên họp.
Diễn đàn toàn cầu về Lương thực và Nông nghiệp (GFFA) 2024, do Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Liên bang Đức (BMEL) tổ chức, vừa diễn ra tại Trung tâm hội nghị CityCube Berlin, nhằm tạo thêm động lực cho đối thoại quốc tế trong lĩnh vực chính sách nông nghiệp. Thiết lập một hệ thống lương thực bền vững cho tương lai được nhấn mạnh là “chìa khóa” giải bài toán an ninh lương thực và ngăn chặn nguy cơ nạn đói ở nhiều nơi trên thế giới.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) mới đây công bố lộ trình toàn cầu hướng đến xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng, phù hợp với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Trong lộ trình này, thế giới phải vượt qua những cột mốc và thực hiện mục tiêu hành động, nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, coi đây là "chìa khóa" bảo đảm an ninh lương thực bền vững.
Chiều 12/12, trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam-Hậu Giang 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và tỉnh Hậu Giang đồng tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách Việt Nam-châu Phi: Hợp tác Nam-Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực.
3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thi với 6 loại gạo, gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST 24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9; Tập đoàn Thái Bình Seed dự thi gạo TBR39, TBR39_1 đã thắng giải cao nhất ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Câu chuyện này một lần nữa khơi gợi việc cần thiết xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ những “bàn đạp” hữu ích này.
Áp dụng khoa học-công nghệ và các sáng kiến đổi mới để bảo đảm an ninh lương thực là chủ đề chính được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh lương thực toàn cầu vừa diễn ra ở Anh. Những cú sốc nghiêm trọng, diễn ra đồng thời từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh và xung đột đang khiến hệ thống lương thực toàn cầu trở nên mong manh, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
Với mục đích thúc đẩy áp dụng và sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực tại châu Phi, Hội nghị Công nghệ nông nghiệp châu Phi đã diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya mang chủ đề “Khả năng phục hồi nông nghiệp thông qua đổi mới”. Qua đó, hội nghị mong muốn góp phần tìm ra giải pháp cho bài toán an ninh lương thực, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Phi đang đứng bên bờ vực khủng hoảng trầm trọng.
Các ưu tiên hợp tác APEC năm nay gắn liền với các nhiệm vụ chiến lược đang triển khai trong nước của Bộ Tài chính. Về mô hình trọng cung hiện đại, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 đã thảo luận về các công cụ chính sách để giải quyết những thất bại của thị trường gây trở ngại nguồn cung cho nền kinh tế như: lực lượng lao động, vốn nhân lực, cơ sở hạ tầng thiết yếu, nghiên cứu và phát triển, và chất lượng môi trường.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội và kinh tế quốc gia, đóng góp 12% GDP của Việt Nam trong năm 2022. Tuy nhiên, chuyển đổi hệ thống nông nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, bên cạnh những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và biến động thị trường.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn, việc đặt vấn đề an ninh dinh dưỡng là mục tiêu sắp tới sẽ giúp định hướng đúng về tái cấu trúc ngành nông nghiệp, thay đổi được cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái.
Lúa gạo là mặt hàng đang mang lại kỳ vọng lạc quan về xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát tăng cao đặt ra nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu. Hiện nay, một số quốc gia vẫn đang thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo, tạo ra khoảng trống thị trường cho gạo Việt Nam. Tận dụng cơ hội xuất khẩu, mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tuần qua giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam giữ ổn định ở mức cao 638 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 628 USD/tấn, Pakistan 598 USD/tấn. Ấn Độ vẫn đang duy trì chính sách cấm xuất khẩu gạo tẻ thường khiến thị trường được dự báo sẽ còn gia tăng nguồn cầu thời gian tới.
Nhóm họp tại thành phố Seattle, bang Washington của Mỹ, đại diện các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tham dự các hội nghị cấp bộ trưởng và quan chức cấp cao trong nhiều lĩnh vực. Các hội nghị nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi và tăng cường kết nối giữa các nền kinh tế thành viên, hướng đến một tương lai bền vững cho tất cả người dân trong khu vực.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 21/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam lại tiếp tục tăng 10 USD/tấn so với cuối tuần vừa qua, đạt mức 638 USD/tấn, trong khi gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 628 USD/tấn.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội cố gắng giữ gìn quỹ đất lúa, cân nhắc khi chuyển đổi đất trồng lúa bởi còn nhiều hệ lụy ảnh hưởng phía sau như về sản lượng lúa, người nông dân canh tác trên đất lúa, chuỗi ngành hàng, doanh nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại…