Chiều 20/11, giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến lần lượt với Chủ tịch Thượng viện Ricardo de los Santos Polanco và Chủ tịch Hạ viện Alfredo Pacheco tại Trụ sở Quốc hội Cộng hòa Dominica.
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Ngày 19/11, Tổng thống Brazil Lula da Silva tuyên bố nước này đã hoàn thành năm Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ XIX, đồng thời chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên cho người đồng cấp Nam Phi, Cyril Ramaphosa.
Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.
Sáng 18/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.
Trong chương trình Hội nghị thượng đỉnh G20, sáng 18/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “Cuộc chiến chống đói nghèo".
Brazil chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro. Chống đói nghèo là vấn đề ưu tiên và là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của Brazil trên cương vị Chủ tịch G20 năm 2024. Tổng thống Brazil Lula da Silva nhấn mạnh, sáng kiến mới này sẽ tiếp thêm sức mạnh để chấm dứt nỗi ám ảnh của nhân loại về đói nghèo.
Khoảng 17 giờ chiều 16/11, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quân sự Galeao, Rio de Janeiro (Brazil) bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân từ ngày 16 đến ngày 19/11; và thăm chính thức Cộng hòa Dominica từ ngày 19 đến ngày 21/11 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Rodolfo Abinader Corona và Phu nhân.
Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình nhấn mạnh: Chuyến công tác của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, khẳng định vị thế, uy tín, trách nhiệm và đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, đồng thời thúc đẩy hợp tác với các đối tác trong nhiều lĩnh vực.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2024 Luiz Inacio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Rodolfo Abinader Corona và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Đây là lần thứ năm Việt Nam là khách mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Cộng hòa Dominica.
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ góp phần khẳng định vai trò và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời, tạo cơ hội thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên G20 và các đối tác tại khu vực Mỹ Latin.
Trước thềm chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Kể từ khi thành lập năm 1989, đến nay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với 21 nền kinh tế thành viên đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới.
Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.
Với hàng loạt biện pháp kích cầu, ngành du lịch thế giới đang trên đà phục hồi trở lại như trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đứng trước cơ hội cất cánh, “ngành công nghiệp không khói” được kỳ vọng đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời phát huy tiềm năng thúc đẩy gắn kết, góp phần vào hòa bình và phát triển bền vững.
Phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, toàn diện đang trở thành hướng đi mới mang tính tất yếu của ngành nông nghiệp toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 vừa diễn ra tại Brazil cũng như nhiều hội nghị quốc tế trước đó đã khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, từ nay đến năm 2050, quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế phát thải carbon thấp cần 3.000 tỷ USD/năm, cao hơn nhiều so với mức đầu tư hiện nay.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil vừa qua nhấn mạnh sự cần thiết cải cách thể chế quản trị toàn cầu, đặc biệt là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hội nghị cũng là cơ hội để G20 tìm giải pháp cho hàng loạt vấn đề nóng mà thế giới đang đối mặt, như đói nghèo, biến đổi khí hậu, xung đột.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Rio de Janeiro, Brazil với nội dung thảo luận về hàng loạt vấn đề nóng như tình trạng đói nghèo, biến đổi khí hậu và các cuộc xung đột trên thế giới. Hội nghị kéo dài từ ngày 21 đến 22/2.
Xu thế mở rộng các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng rõ nét, mới nhất là hai nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới là BRICS và G20 chào đón các thành viên mới trong năm 2023. Điều này không chỉ tiếp thêm động lực cho các cơ chế hợp tác đa phương, mà còn khẳng định tiếng nói và nâng cao vai trò của các nước đang phát triển trong các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy trật tự thế giới đa cực và công bằng hơn.
Hàng trăm thỏa thuận thương mại và đầu tư trị giá 14,2 tỷ USD giữa Mỹ và các quốc gia châu Phi được ký kết trong năm 2023, đánh dấu một năm kỷ lục về thỏa thuận thương mại hai bên. Kết quả có được tạo thêm động lực hợp tác cho hai phía, trong bối cảnh Washington không ngừng nỗ lực khẳng định cam kết về chiến lược kinh tế “đôi bên cùng có lợi” với các quốc gia “lục địa đen”.
Tạo đột phá trong cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng là ưu tiên của Brazil trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Những cú sốc nghiêm trọng, diễn ra đồng thời như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột... đang đẩy thế giới vào tình trạng khẩn cấp về mất an ninh lương thực.
Các nhà lãnh đạo từ hơn 10 quốc gia châu Phi đang có mặt tại Đức để tham dự một hội nghị nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân vào Lục địa Đen. Châu Phi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Đức đa dạng hóa tốt hơn chuỗi cung ứng, bảo đảm nguồn lao động có tay nghề, giảm tình trạng di cư bất hợp pháp và đạt được quá trình chuyển đổi xanh. Mở rộng quan hệ với châu Phi là một phần trong chính sách đối ngoại được Chính phủ Đức đang đẩy mạnh triển khai thực hiện nhằm củng cố vai trò và vị trí của “đầu tàu” kinh tế châu Âu tại Lục địa Đen.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Ấn Độ mới đây, đã chính thức thông báo về việc cấp tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU). Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với châu lục này, mang lại một khuôn khổ thuận lợi để Lục địa đen đóng góp hiệu quả vào nỗ lực của thế giới giải quyết những thách thức toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc ở Ấn Ðộ đã cấp tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU). Cuối tháng 8 vừa qua, nhóm BRICS cũng kết nạp thêm sáu thành viên. Hai sự kiện này cho thấy xu thế mở rộng các tổ chức khu vực và quốc tế đang ngày càng rõ nét.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hoan nghênh các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết đẩy nhanh nỗ lực hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).