Cơ hội và thách thức của gạo Việt trong bối cảnh hiện nay

NDO - Trong những ngày gần đây, giá gạo tăng rất cao, đây là tín hiệu vui. Cùng với đó, việc một số quốc gia đang cấm xuất khẩu gạo cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với gạo Việt.
0:00 / 0:00
0:00
Một số quốc gia đang cấm xuất khẩu gạo cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với gạo Việt.
Một số quốc gia đang cấm xuất khẩu gạo cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với gạo Việt.

Dự kiến năm nay xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật đến cuối tháng 7, xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm đạt 4,84 triệu tấn với giá trị 2,58 tỉ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong những ngày gần đây giá gạo tăng cao đẩy giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long tăng. Cụ thể, giá lúa IR50404 tăng lên mức 6.500 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng lên mức 6.800 đồng/kg; lúa đài thơm lên mức 6.950 đồng/kg.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, diễn biến giá gạo thế giới tăng cao trong những ngày gần đây là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cần phải tận dụng để nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, nếu không tranh thủ sẽ bị lỡ cơ hội này.

Theo ông Cường, kế hoạch năm nay, cả nước gieo cấy 7,1 triệu ha, sản lượng dự kiến đạt trên 43 triệu tấn lúa. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được khi theo tính toán hiện nay, sản lượng lúa có thể đạt 43,1 - 43,2 triệu tấn, thậm chí có những kịch bản còn cao hơn.

Để tận dụng, nắm bắt thời cơ xuất khẩu gạo, Cục Trồng trọt đã bố trí nâng diện tích trồng lúa trong vụ thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long lên 700.000 ha, trong khi theo kế hoạch từ đầu năm là khoảng 650.000 ha.

Để tận dụng, nắm bắt thời cơ xuất khẩu gạo, Cục Trồng trọt đã bố trí nâng diện tích trồng lúa trong vụ thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long lên 700.000 ha, trong khi theo kế hoạch từ đầu năm là khoảng 650.000 ha.

Ông Cường cũng nhấn mạnh năm 2022, Việt Nam có sản lượng lúa trên 42 triệu tấn thì xuất khẩu được 7,13 triệu tấn gạo. Còn năm nay, dự kiến sản xuất được trên 43 triệu tấn lúa (thậm chí có kịch bản còn nhiều hơn) thì đương nhiên có thể xuất khẩu gạo vượt kỷ lục của năm 2022. Dự kiến năm nay, Việt Nam sẽ xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo. Hiện nay, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo nhưng sẽ không ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước.

"Khi chúng tôi cân đối nhu cầu tiêu thụ gạo cho 100 triệu dân, lượng gạo sử dụng trong chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi, dự trữ... đều chủ động nâng lên tỷ lệ rất cao. Thí dụ, thống kê trung bình mỗi tháng 1 người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 7,5 kg nhưng khi tính toán đã nâng lên 9 kg/tháng. Ngoài ra, diện tích trồng lúa năm nay cao hơn 1 triệu ha thì chúng ta có xuất khẩu đến 8 triệu tấn gạo, thậm chí là hơn nữa cũng không ảnh hưởng gì đến nguồn cung gạo cho nhu cầu ở trong nước, đảm bảo an ninh lương thực", ông Cường khẳng định.

Cần tận dụng cơ hội để bứt phá xuất khẩu gạo

Phân tích về nguyên nhân một số thị trường ngừng xuất khẩu gạo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy Việc phân tích các nguyên nhân chính. Thứ nhất, biến đổi khí hậu, thời tiết, tình trạng El nino kéo dài. Nguồn cung gạo bị giảm, cụ thể như Nga, UAE cũng đình lại, riêng tại Ấn Độ đã xuất khẩu 22 triệu tấn và hiện đang thiếu hụt khoảng 25%. Do đó, buộc các nước phải dự trữ.

“Năm nay, tại Việt Nam, trong bối cảnh thời tiết bình thường, chúng ta có thể đạt con số sản lượng khoảng 43,2 triệu tấn, như vậy, vẫn bảo đảm cho nguồn xuất khẩu khoảng 7,2 triệu tấn. Đây cũng là con số cao so với các năm”, ông Hoàng Trọng Thủy nhận định.

Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những thách thức bởi trồng lúa phụ thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu, mưa bão, lũ lụt. Tuy nhiên, với việc tăng thêm 50 ha diện tích trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (từ 650.000 ha trước đó lên 700.000 ha), chúng ta vẫn có thể bảo đảm nguồn cung cho xuất khẩu gạo.

Với dự báo xuất khẩu gạo đạt từ 7,2 đến 7,5 triệu tấn gạo, đây là con số dự báo tương đối an toàn.

“Mặt khác, chúng ta vẫn còn vụ lúa Đông Xuân. Do đó, với dự báo xuất khẩu gạo đạt từ 7,2 đến 7,5 triệu tấn gạo, đây là con số dự báo tương đối an toàn”, ông Thủy khẳng định.

Nhận định về cơ hội và thách thức của gạo Việt trong bối cảnh hiện nay, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định: Việc Ấn Độ, Nga, UAE ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo là tình thế, thời cơ cho gạo Việt, cơ hội cho người trồng lúa, đặc biệt là tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới.

Nhiều ý kiến từ doanh nghiệp tôi cho rằng rất chí lý, đó là khi khó khăn, không bán được hàng thì cộng đồng doanh nghiệp phải có sự chia sẻ nhất định, như vậy mới có thể phát triển bền vững thị trường gạo.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến.

“Nhiều ý kiến từ doanh nghiệp tôi cho rằng rất chí lý, đó là khi khó khăn, không bán được hàng thì cộng đồng doanh nghiệp phải có sự chia sẻ nhất định, như vậy mới có thể phát triển bền vững thị trường gạo. Giá gạo của chúng ta hiện đã cao hơn giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ, đây là một giá trị rất lớn. Dự kiến, năm nay, xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 7 triệu tấn với giá trị 4,1 tỷ USD”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Trong nhiều năm qua, chúng ta bảo đảm an ninh lương thực trong nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực khu vực và an ninh lương thực thế giới. Với tình hình thị trường hiện nay, chúng ta vừa chớp cơ hội, vừa bảo đảm tăng trưởng, vừa đảm bảo nâng cao giá trị, vừa đảm bảo sự chia sẻ với cộng đồng khu vực và quốc tế.