Phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn còn phải đối mặt với một số rào cản nhất định, như: vấn đề việc làm, sinh kế và định hướng nghề nghiệp; hạn chế trong tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, các dịch vụ xã hội...
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số. Hệ quả sẽ khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp.
Hà Giang có 90% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, trong đó có nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến những hệ lụy đối với gia đình và xã hội. Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã, đang triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi hủ tục này.
Tảo hôn - chuyện buồn này luôn tiếp diễn ở một số địa bàn miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Thái Nguyên. Tuy nhiên, với sự đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nỗ lực của các cấp, ngành liên quan, số trường hợp tảo hôn trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.
Qua giới thiệu của Huyện ủy Văn Chấn (Yên Bái), chúng tôi về xã Suối Bu, gặp anh Sùng A Dê, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, người tiên phong đưa cây tre măng Bát độ về trồng, đem lại hiệu quả kinh tế. Anh cũng là người được cấp trên đánh giá là đảng viên dân tộc H’Mông luôn gương mẫu, trách nhiệm, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế cho người dân.
Sơn La là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong những năm qua, nhằm đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, tài liệu…, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai), ngày 28/,6 tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Thải Giàng Phố đã diễn ra chương trình "Phát động chiến dịch phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Bắc Hà" năm 2024.
NDO - Nhiều năm qua, xã Ái Quốc là "điểm nóng" của huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này, từ năm 2021 đến nay, các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của xã và huyện đã có nhiều giải pháp ngăn chặn.
Sáng 4/10, tại huyện miền núi Tây Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ Phát động phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tỉnh Quảng Nam năm 2023. Tham gia lễ phát động và diễu hành có hơn 450 đại biểu đại diện sở ngành, cơ quan đơn vị, hội đoàn thể tỉnh Quảng Nam, huyện Tây Giang và nhân dân các thôn xã trên địa bàn.
Nhiều năm trước, vấn nạn tảo hôn dai dẳng khiến cái nghèo ở nhiều thôn bản miền núi huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi kéo dài không dứt. Quyết tâm xóa bỏ nếp sống lạc hậu này, chính quyền cơ sở cùng các đảng viên, già làng, người có uy tín đã đi đầu làm gương cho bà con miền núi làm theo.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta nói chung, ở tỉnh Kon Tum nói riêng. Tại xã Ðăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, nhờ sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể từ huyện đến xã cùng hoạt động tích cực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền, vận động ở cơ sở nên không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Trong 3 năm triển khai, hơn 17.200 em thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của dự án "Em Vui" và hơn 57.400 em vùng dân tộc nữa trên khắp 4 tỉnh dự án được tiếp cận thông tin.
Những năm qua, hình ảnh người đảng viên, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng luôn gắn bó với đồng bào Rục, Khùa, Mày ở các xã biên giới của huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã trở nên quen thuộc. Họ trở thành "điểm tựa" vững chắc giúp cho bản làng đi tới trên hành trình xây dựng cuộc sống ấm no.
17.200 em trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của dự án Em Vui - một dự án nhằm tăng cường nhận thức của thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số.
Thế giới hiện đứng trước nhiều thách thức để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc vào năm 2030, nhằm xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu Trái đất, bảo đảm mọi người trên hành tinh có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng.
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã phối hợp cấp ủy, chính quyền các địa phương ở vùng rẻo cao biên giới Nghệ An đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm góp phần đẩy lùi hủ tục tảo hôn trên địa bàn.
“Em Vui” là không gian kỹ thuật số nhằm trang bị cho trẻ em gái, trẻ em trai và nam nữ thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức và kỹ năng để các phòng tránh tảo hôn và nạn mua bán người để các em có thể chủ động và tự tin phòng tránh tảo hôn và nạn mua bán người.