Quang cảnh buổi lễ phát động. (Ảnh: NGUYỄN TRUNG)

Ninh Thuận: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

Ngày 18/11, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề: “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế bấm nút phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024.

Tăng quyền năng, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái thực hiện bình đẳng giới

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Dự án 8 đã mang lại nhiều kết quả tích cực với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi.

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

4/9 chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 đã vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I, như “Tổ truyền thông cộng đồng”, “củng cố/thành lập mới Địa chỉ tin cậy”, “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”, Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”,…
Đại diện Ban tổ chức, các đơn vị liên quan trao giải tặng các tác giả giành giải cao tại Cuộc thi "Rẻo cao hạnh phúc".

Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc"

Sau nhiều vòng bình xét, Ban Giám khảo Cuộc thi sản xuất sản phẩm truyền thông trên nền tảng số về nâng cao nhận thức bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo cao hạnh phúc” đã chọn ra 11 tác phẩm xuất sắc để trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 4 giải khuyến khích và 1 giải bình chọn.
Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi làm việc.

Đoàn kiểm tra Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn Kiểm tra liên ngành của Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, đến làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
“Chuyến bay màu hồng - HeForShe” cùng thông điệp của Vietnam Airlines về sự đa dạng và bình đẳng giới. (Ảnh: VNA)

Nhận thức về bình đẳng giới của cán bộ, nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực

Sau 17 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế. Đồng thời, công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm nhiều hơn. Nhận thức về bình đẳng giới trong cán bộ, nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực.
Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm tặng đại diện các đội thi lọt vào Vòng chung kết.

Hội thi “Cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở giỏi” lực lượng Công an nhân dân năm 2024

Hội thi “Cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở giỏi” lực lượng Công an nhân dân được tổ chức định kỳ 5 năm, là hoạt động góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ; là dịp để mỗi cán bộ Hội giao lưu, học tập kinh nghiệm, thắt chặt mối quan hệ công tác.
Trong 9 tháng của năm 2024, toàn tỉnh Long An có có 9.036 lao động nữ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó 2.929 lao động nữ trên 40 tuổi.

Xây dựng người phụ nữ Long An tự tin-tự trọng-khát vọng vươn lên

Ngày 1/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với phụ nữ Long An năm 2024 với chủ đề "Thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh".
Nhiều người nổi tiếng đã có mặt trong khu vườn tràn đầy sắc cam tại Hà Nội để chia sẻ quan điểm của mình về chương trình.

Những con số báo động về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Hiện nay, trên thế giới có gần một phần ba phụ nữ đã từng bị bạo lực thể xác và hoặc tình dục. Ước tính có tới 10 triệu trẻ em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục. Cũng theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019, ở Việt Nam, vấn nạn này vẫn còn ẩn giấu trong xã hội vì hơn 90% nạn nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền, một nửa trong số họ chưa bao giờ kể cho ai biết về việc mình từng bị bạo lực.
Đông đảo chuyên gia, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể tới dự Hội thảo.

Xây dựng chính sách về phụ nữ dựa trên các phân tích khoa học

Ngày 22/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Công tác phụ nữ và hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027: Cơ hội và thách thức”. Các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu về những vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thời đại 4.0.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái

Chương trình “Trẻ em gái làm chủ tương lai” ghi nhận vai trò quan trọng của trẻ em gái trong xây dựng một tương lai bình đẳng. Sự kiện cũng tôn vinh tiếng nói và sự đóng góp của nhà giáo trong quá trình hoàn thiện chính sách và môi trường giáo dục hòa nhập hơn cho mọi người học bao gồm trẻ em gái, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng hành động thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.
Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo.

Rà soát các vấn đề cấp thiết về phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 4/10, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia khu vực miền bắc, với chủ đề: “Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo”.
Ông Ngô Duy Ứng, Phó giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu khai mạc sự kiện.

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị thế của phụ nữ bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Gia Lai

Ngày 3/10, tại tại Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng cao nguyên ” về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.
Chủ trì, chỉ đạo Chiến dịch truyền thông, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, đây là dịp chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao nhận thức, phát huy hơn nữa vai trò, tiếng nói và sự tham gia của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi "nếp nghĩ, cách làm".

Thúc đẩy vai trò tiên phong của sinh viên dân tộc thiểu số để thay đổi định kiến giới

Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vừa được tổ chức tại Thái Nguyên cuối tháng 9/2024.
Chiến dịch truyền thông với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" có nhiều hoạt động ý nghĩa.

Truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới

Chiến dịch truyền thông với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được tổ chức tại Thái Nguyên trong hai ngày 24 và 25/9.
“Điểm chờ an toàn đồng hành cùng em” đặt tại Nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư số 1, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.

Đà Nẵng từng bước xây dựng thành phố an toàn

Từ Đề án “Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn-không bạo lực với phụ nữ và trẻ em, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035” cho đến tham gia chương trình chủ đạo toàn cầu của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền phụ nữ (UN Woman), Đà Nẵng đang từng bước xây dựng thành phố là điểm đến an toàn, thân thiện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Khẳng định mạnh mẽ vai trò và đóng góp của phụ nữ trong thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và tự cường

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, sáng 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3 với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và khả năng tự cường hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025”.