Thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng cho bà con dân tộc phát triển sản xuất, đến nay đời sống người dân xã Ái Quốc của huyện vùng cao biên giới Lộc Bình đang đổi thay từng ngày.
Nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa và lòng yêu nước của người Xtiêng, UBND tỉnh Bình Phước đã triển khai xây dựng Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo từ năm 2010. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách thập phương.
Trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ở Bắc Trung Bộ nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống. Trong đó nổi bật nhất có lễ hội mừng cơm mới được bà con tổ chức sau mùa thu hoạch lúa rẫy vào tháng 10 và 11 âm lịch hằng năm. Hiện tại, tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực bảo tồn và đưa lễ hội thành một hoạt động văn hóa phục vụ du lịch cộng đồng bên dãy Trường Sơn.
Nhiều năm qua, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng hàng nghìn công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn. Qua đó, người dân dễ dàng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt, cải thiện và nâng cao chất lượng sống.
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã phối hợp cấp ủy, chính quyền các địa phương ở vùng rẻo cao biên giới Nghệ An đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm góp phần đẩy lùi hủ tục tảo hôn trên địa bàn.
Tối 2/12, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khu vực Tây Bắc khai mạc Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022.
Ngày 29/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận).
NDO - Ngày 28/11, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tổ chức gặp mặt và tặng quà cho 120 người đại diện cho hơn 200 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường La.
NDO - Năm 2022, Điện Biên được Trung ương phân bổ hơn 1.151 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó: Chương trình Giảm nghèo bền vững 486,7 tỷ đồng; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 477,8 tỷ đồng và Chương trình xây dựng Nông thôn mới 187,47 tỷ đồng.
NDO - Từ Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021-2025, Đắk Nông đặt mục tiêu giảm 5% hộ nghèo/năm vùng DTTS và miền núi; đưa 7/12 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; đưa 20/40 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.
NDO - Ngày 24/11, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Đỗ Thị Minh Hoa thông tin, trong tháng 12 tới, Bắc Kạn sẽ tổ chức tuần lễ miến dong và các sản phẩm OCOP, sản phẩm bản địa tại Hải Phòng. Đây là một trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản đã được Bắc Kạn triển khai dày đặc từ đầu năm tới nay.
NDO - Tối 23/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022, với sự tham gia của gần 500 nghệ nhân đến từ 15 đoàn của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang có hơn 15.800 người, sinh sống tập trung ở các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam của huyện Sơn Dương. Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc, nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Trong đó, lễ Đại Phan là một trong những nghi lễ đặc sắc vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
NDO - Vừa qua, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị gặp mặt các nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đồng chủ trì Hội nghị.
Tối 18/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ ba, năm 2021 và Lễ bế mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ nhất, năm 2022.
Ngày 18/11, đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên; Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk…
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước; sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào, cùng sự nỗ lực vươn lên của chính họ, cuộc sống và diện mạo các buôn làng tại Tây Nguyên đang thay đổi từng ngày.
Những chương trình, dự án hỗ trợ kinh tế-xã hội đang triển khai không chỉ mang lại những đổi thay rõ rệt, nâng cao mức sống của người dân mà còn tạo sức bật, động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sáng 29/10, tại Nhà rông Kon K’lor, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum tổ chức Liên hoan Cồng chiêng - múa xoang, thi trang phục dân tộc thiểu số dành cho học sinh ngành giáo dục và đào tạo thành phố Kon Tum lần thứ VI - năm 2022.
Hằng năm, cứ vào dịp tháng 3 dương lịch, người Khơ Mú lại tổ chức Lễ Xên cung (nghĩa là cúng bản) cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh và bản mường ấm no.
Từ bao đời nay đồng bào Pà Thẻn xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, vẫn duy trì nghi lễ nhảy lửa tạ ơn và mời thần lửa về chung niềm vui một năm bốn mùa tươi tốt, nhà nhà khỏe mạnh, ấm no.
Đồng bào dân tộc H’Mông không chỉ có điệu múa khèn, sáo H’Mông hay các làn điệu dân ca đã rất đỗi quen thuộc, mà còn có một "đặc sản" khác, đó là điệu múa sênh tiền.