Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), việc chậm trễ trong xử lý vướng mắc tại các dự án giao thông đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) không chỉ bị ngưng trệ tiến độ mà còn khiến nhà đầu tư thêm vất vả trong việc hoàn thiện hồ sơ khi có sự thay đổi về chính sách.
Hiện nay, tín dụng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn đạt gần 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế; tăng gần gấp bốn lần sau 9 năm Nghị định 55/2015/NĐ/CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành.
Có thể nói đến thời điểm này, bằng tất cả nỗ lực và trách nhiệm, các ngân hàng thương mại đang chủ động trở thành “điểm tựa” để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và mưa lũ, từng bước ổn định đời sống, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xác định tín dụng ưu đãi là kênh dẫn vốn quan trọng, tạo nguồn lực để người dân thoát nghèo nên những năm vừa qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, thuận lợi và sử dụng, phát huy hiệu quả.
Sau 5 năm thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước, được xem là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Trong quý I/2024, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã tập trung chỉ đạo cấp ủy các cấp triển khai kiểm tra 123 tổ chức đảng và 85 đảng viên, trong đó có 32 cấp ủy viên; giám sát 93 tổ chức đảng và 108 đảng viên, trong đó có 69 cấp ủy viên theo chương trình kiểm tra, giám sát năm 2024.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp cả nước ta, góp phần quan trọng như tạo việc làm cho lực lượng lao động, tăng thu ngân sách. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn thông qua xếp hạng tín nhiệm là một bước đà để phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong thị trường hội nhập đầy cạnh tranh hiện nay.
Ngày 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 18/CĐ-TTg về tăng trưởng tín dụng năm 2024 nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được giao theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc xử lý chỉ đạo của Thủ tướng theo thẩm quyền.
Theo Bộ Tài chính, năm nay, Quốc hội đề ra mục tiêu Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) ở mức 4,5%. Căn cứ diễn biến CPI 11 tháng vừa qua cho thấy, dư địa kiểm soát lạm phát tiếp tục tăng là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4119 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bên cạnh điều hành linh hoạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều phối, chỉ đạo rà soát để giảm thiểu thủ tục hành chính, hồ sơ vay vốn, rút ngắn quá trình xem xét tín dụng, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân.
Nghị định số 55/2015/NÐ-CP đi vào cuộc sống đã khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn, góp phần tháo gỡ khó khăn về cơ chế tín dụng cho cả người đi vay và ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho đại đa số người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh cải thiện cuộc sống.
Chiều 19/10, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên tổ chức hội nghị Kết nối ngân hàng-doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng.
Nhờ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng, thời gian qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh từng bước thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Ngân hàng mong muốn “đẩy” vốn ra, nhưng doanh nghiệp vẫn loay hoay khó “đón” được dòng tín dụng. Bài toán vốn đang trở nên khó khăn, thách thức cho cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay.
Ðể khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; dự án trồng rừng (WB3); chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách...
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 06/2023/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) của Ngân hàng Nhà nước trên thực tế có nhiều quy định mới tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân.
Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, trong 5 tháng đầu năm 2023, tín dụng trên địa bàn thành phố ước tăng khoảng 2,43% so với cuối năm 2022.
Tính đến nay, cả nước có khoảng gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng trong đó chỉ có khoảng 2% là các doanh nghiệp lớn, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thời gian qua, hệ thống các chương trình tín dụng đang triển khai của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Các chương trình tín dụng này cộng hưởng cùng chính sách tín dụng chuyên biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số, là lực đẩy giúp phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi khó khăn.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 149/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại Hội nghị COP26 Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng, trong suốt chặng đường hoạt động 35 năm đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn quan tâm mở rộng tín dụng, đưa nguồn vốn và nhiều dịch vụ, tiện ích khác về tận thôn, buôn, tổ dân phố, khu dân cư, qua đó thúc đẩy kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững.
Chiều 15/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh”.
Ngày 28/2, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Đối thoại ngân hàng-doanh nghiệp với chủ đề “Ngành Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển”.