Lũ lụt lịch sử đi qua, để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tổng diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập lên đến hơn 8.000ha, phần lớn là mất trắng; hơn 300 nghìn con gia súc, gia cầm, gần 900ha thủy sản bị ngập. Việc khôi phục đang trở nên nan giải, nhiều nơi người dân “bó tay” chờ sản xuất vụ sau.
Từ khi hoàn lưu của cơn bão số 3 gây ảnh hưởng, thiệt hại cho nhân dân Bắc Kạn tới nay, hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh đã vượt mưa bão, ngập úng, sạt lở xuống giúp dân khắc phục hậu quả. Những ngày này, khi bão đã tan, nắng đã hửng nhưng các chiến sĩ vẫn chưa ngơi nghỉ.
Theo Công an tỉnh Phú Thọ, khoảng 18 giờ, ngày 14/9, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cứu hộ trên sông, lực lượng cứu nạn cứu hộ các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu của Công an tỉnh phát hiện một thi thể nữ giới đang trôi trên sông Hồng, thuộc địa phận xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao.
Trong đợt mưa lũ, sạt lở đất gây nhiều mất mát, đau thương tại tỉnh Cao Bằng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng đã huy động hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân, dự bị động viên xung kích, giúp người dân ở những điểm “nóng” trong mưa lũ.
8 giờ sáng 15/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh đã ra công điện số 17/CĐ thông báo rút lệnh báo động số 3 trên triền sông Cầu và rút lệnh báo động số 2 trên triền sông Thái Bình.
Rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó bão số 3 và mưa, lũ sau bão vừa qua tại các tỉnh phía bắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó sạt lở núi, đồi và ngập úng đô thị.
Sáng 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, hướng đến ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, đặc biệt là các em nhỏ, Nhà hát Kịch Việt Nam cùng nhiều nghệ sĩ chung tay tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trung thu không xa cách” vào ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.
Những ngày qua, những chuyến xe nghĩa tình từ miền nam, miền trung chở nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt liên tục hướng về đồng bào miền bắc ruột thịt. Để tiếp sức cho các đoàn xe chở hàng cứu trợ trên hành trình vượt cả nghìn ki-lô-mét, Trạm Cảnh sát giao thông Đức Phổ thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức điểm hỗ trợ cơm, nước miễn phí khiến mọi người đều ấm lòng.
Những ngày gần đây, nhiều hành vi ứng xử cùng mục đích thiếu trong sáng của một số người tham gia làm từ thiện, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ đã vấp phải phản ứng của dư luận.
Trong lúc chính quyền, các cơ quan chức năng và người dân đang chung sức, đồng lòng, gồng mình ứng phó, khắc phục hậu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ gây ra, thì một số đối tượng lại đưa thông tin thất thiệt về lũ lụt, gây hoang mang cho người dân, thậm chí có hành vi kêu gọi quyên góp, ủng hộ để trục lợi.
Sau lũ lụt, nhiều người dân tại xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái quay lại khu vực sạt lở để dỡ khung nhà. Dù chưa biết sẽ ở đâu nhưng họ vẫn mong muốn dựng lại chính khung nhà của mình trên mảnh đất mới.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội. Trong đó, các quận Ba Đình thu dọn xong trong ngày 14/9, các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ hoàn thành việc thu dọn trong ngày 15/9. Các quận còn lại hoàn thành trước ngày 20/9.
Trước thiệt hại lớn về tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp do bão lũ vừa gây ra, Cục Thuế Hà Nội đã thông tin về chính sách đối với người nộp thuế bị ảnh hưởng.
Ngày 14/9, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Quảng Ninh cùng Đoàn công tác đã đi thăm, tặng quà một số đơn vị, hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long.
Chiều 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản hỏa tốc số 923/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái về việc bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
Tính đến 17 giờ, ngày 14/9/2024, số người chết và mất tích do bão số 3 và lũ, sạt lở đất là 352 người, bao gồm 276 người chết và 76 người mất tích. Lào Cai hiện là địa phương có nhiều người chết và mất tích nhất là 172 người (113 người chết và 59 người mất tích).
Năm ngày sau cơn mưa gây lũ lịch sử, bà Bùi Thị Hoa (thôn Bái Dương, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) mới lội qua được vũng bùn sâu xuống nhà văn hóa thôn để nhận quà cứu trợ. “Nước dâng nhanh, một đêm ngập hết cả nhà, phải chạy lên trên đồi, tá túc nhờ chuồng gà nhà hàng xóm. Nay nước và bùn rút, mới lội được xuống đây cô ạ”, bà Hoa đỏ hoe mắt nói.
Tính đến 17 giờ ngày 14/9, số tiền các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển khoản về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại của bão số 3 là 1.001 tỷ đồng.
Trần Thị Đông, cô gái người Dao quê ở Hàm Yên, Tuyên Quang đã trích gần 1 tỷ đồng từ tiền bán nhà của mình để hỗ trợ nạn nhân các địa phương bị thiên tai. Không chỉ chuyển tiền qua qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cô còn đến tận nơi, góp phần bé nhỏ của mình giúp bà con khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Trong đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày qua khiến hàng nghìn ha diện tích lúa mùa và hoa màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Nam bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, riêng huyện Thanh Liêm có khoảng 250ha lúa của xã Vùng Tây sông Đáy bị mất trắng 100%.
Trong tuần tới, dự kiến sẽ có 8 chuyên gia về nước sạch, vệ sinh, nhà an toàn của Thụy Sĩ được cử đến khảo sát tại tỉnh Yên Bái nhằm đưa ra các phương án tái thiết phù hợp. Thụy Sĩ cũng vừa gửi một chuyến hàng cứu trợ đến Việt Nam, sẽ tới sân bay Nội Bài trong hai ngày tới.
Đến ngày 13/9, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết xong 1.055 sự cố về hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố.
Sáng 14/9, lũ trên sông Bưởi tại Kim Tân, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đạt 11,7m, dưới báo động 3 là 30cm, rồi xuống thấp dần. Nước rút đến đâu, các hộ gia đình bị ngập nước làm vệ sinh môi trường nhà ở, nơi cư trú, khu dân cư đến đó.
Chiều 14/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã công khai danh sách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Sáng sớm 14/9, hàng nghìn người dân trên địa bàn quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) đã đồng loạt ra quân tham gia “Ngày thứ bảy cùng dân” dọn dẹp cành cây gãy đổ, rác thải phát sinh do bão số 3, xử lý môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh... ở khắp các khu dân cư, các tuyến đường, ngõ phố.
Tính đến 8 giờ ngày 14/9, bão số 3 và mưa lũ đã làm 345 người chết và mất tích; 168.253 nhà bị hư hỏng và 73.248 nhà bị ngập; 183.394ha lúa bị ngập úng, thiệt hại.
Đến gần 11 giờ ngày 14/9, sự cố đê điều xảy ra tại bờ hữu công trình thủy lợi Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đã cơ bản được khắc phục.