Với định hướng phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, giải phóng sức lao động cho người nông dân.
Trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp, nông dân thành phố Cần Thơ không những tăng lợi nhuận mà còn được thưởng tiền từ nguồn giảm phát thải khí CO2. Điều này mở ra triển vọng mới cho ngành lúa gạo ở Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Quảng Ngãi là địa phương sớm thực hiện chính sách ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở khu vực nông thôn. Nhờ đó, yêu cầu thời vụ được đáp ứng, rút ngắn thời gian sản xuất, giữ chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, tăng giá bán và lợi nhuận cho nông dân, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cũng như địa phương.
Hình ảnh những chiếc máy cuốn rơm trên cánh đồng lúa sau vụ thu hoạch đã dần trở nên quen thuộc với nông dân Bắc Ninh. Với việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, những chiếc máy cuốn rơm là giải pháp tối ưu trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những năm qua, các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ xác định ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng trong tiến trình thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Nhiều nông dân tỉnh Vĩnh Long đã sáng chế ra những nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp rất giản đơn nhưng làm lợi rất lớn cho sản xuất. Những sản phẩm này nhanh chóng được nhân rộng ứng dụng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Nhằm thúc đẩy việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, ngày 19/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội thi Vận hành máy cấy giỏi tỉnh Hà Nam và trình diễn máy làm đất, máy cấy, máy bay ứng dụng công nghệ không người lái trong sản xuất nông nghiệp.
Những năm qua, nhiều diện tích lúa, mía, sắn… ở Phú Yên được sử dụng máy móc hiện đại từ các khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng cơ giới hóa vào khâu gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, chưa đồng bộ, nhất là khâu bảo quản, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch chưa cao...
Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tỉnh Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số, cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất được nâng cao, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho người nông dân.
Với lợi thế là vùng thâm canh sản xuất lúa, lúa đặc sản, có thị trường tại chỗ lớn, dân trí cao, cơ sở hạ tầng phát triển, các tỉnh khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình) xác định: Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa là một nội dung quan trọng trong triển khai nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Hà Nam hằng năm có tổng diện tích trồng lúa khoảng 29.000 ha/vụ; sản lượng thóc 363.000 tấn, giá trị sản xuất đạt 2.278 tỷ đồng, chiếm 64,4% giá trị sản xuất trồng trọt. Những năm gần đây, tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa giúp giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất cũng như tổn thất trong và sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông dân đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, như: Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị (mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/máy, thiết bị, công nghệ) và hỗ trợ tối đa không quá 600 triệu đồng/đối tượng.
Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường nông sản không ổn định, giá vật tư tăng cao… nhưng các dự án khuyến nông vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan.
Sản xuất lúa theo quy mô lớn qua việc tích tụ ruộng bằng việc thuê, mượn đất thời gian gần đây ở Thái Bình đang được nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Ứng dụng công nghệ vào ruộng đồng không chỉ giúp nông dân tăng hiệu quả sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm mà nhiều bạn trẻ còn tạo bước ngoặt trong ngành nông nghiệp.
Ngày 15/9, tại Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ hè thu, vụ mùa năm 2022 và triển khai sản xuất vụ đông xuân 2022-2023 các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Ngày 24/8, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ máy móc nông nghiệp châu Á do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng cai tổ chức.
Ngày 22/8, tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo cơ giới hóa trong sản xuất trái cây.