Hiện nay, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bình quân tháng là 6 triệu đồng, và cứ 12-14 người đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có 1 người hưởng. Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ trình lên Quốc hội sắp tới có nhiều đề xuất bảo đảm quyền lợi thỏa đáng cũng như thu hút thêm người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Một trong những nội dung đáng quan tâm của dự án Luật này là đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Sau hơn một năm chuẩn bị và soạn thảo, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ trình lấy ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV vào tháng 11 này. Đây là dự thảo Luật quan trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Trước đó, dự án cũng đã được lấy ý kiến, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để lấy ý kiến rộng rãi từ các đối tượng chịu tác động.
Theo quy định mới ban hành của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, có 7 nhóm địa phương áp dụng các mức đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm khác nhau từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Từ khi ban hành chính sách tới nay, số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng nhanh qua các năm, tạo áp lực lớn đối với việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp. Đến hết năm 2022, số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp vượt mốc hơn 14,3 triệu người. Vì thế, rất cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là dịch vụ tư vấn-giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp.
Theo Luật Việc làm 2013, có 4 điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tham gia chính sách . Người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện trước khi làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Việc hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ dần chuyển đổi sang bảo đảm từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Điều này góp phần để bảo hiểm thất nghiệp triển khai có hiệu quả, phát huy đầy đủ các chức năng, để chính sách này thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động.
Hiện nay, khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng 4 chế độ. Các chế độ này nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động khi mất việc làm, gắn với chính sách thị trường lao động chủ động, giúp họ sớm quay trở lại thị trường lao động.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ cuối tháng 4 và tháng 5, diễn biến của thị trường lao động khó khăn hơn. Số lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng việc làm lên tới gần 510 nghìn người, chiếm khoảng 3,4% tổng số lao động. Dưới đây là một số chính sách đáng quan tâm với người lao động khi thôi việc, mất việc làm.
Trong 4 tháng đầu năm nay, đã có gần 633 nghìn lượt người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ quan liên quan cũng đang thiết kế gói hỗ trợ 23.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động.
Một trong những nội dung trọng tâm của hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) là các quy định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Sửa đổi chính sách này cần phù hợp định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và chủ trương bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Đến hết năm 2022, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở nước ta tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,1%. Đây cũng là một trong ba chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ về lĩnh vực lao động-việc làm.
Thời gian qua, trước bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, theo sát diễn biến thực tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khắc phục khó khăn. Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh, sản xuất, ổn định đời sống của người lao động, đồng thời bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 39 năm 2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được trao Giải thưởng Thực tiễn hiệu quả về nội dung “Giải pháp chính sách của Việt Nam hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp”. Đây cũng là lần thứ hai liên tiếp cơ quan này được nhận Giải thưởng của ASSA.
Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 39 do Cơ quan Bảo hiểm xã hội quốc gia Lào tổ chức diễn ra từ ngày 23-24/11. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Bảo trợ xã hội trong quá trình hồi phục sau đại dịch”.
Đến ngày 10/9/2022 (hạn cuối triển khai gói hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết số 24), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết hưởng hỗ trợ đối với 365.215 người lao động với số tiền hơn 1.034 tỷ đồng…
Cơ quan bảo hiểm xã hội đã chi hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho gần 359 nghìn người lao động. Số tiền chi trả là hơn 1.018 tỷ đồng, đạt khoảng 98% tổng số hồ sơ phải thực hiện.
Về cơ bản, bảo hiểm xã hội các địa phương đã hoàn thành chi trả hỗ trợ gói 1.155 tỷ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành phố, tiến độ chi trả chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ chi trả kinh phí hỗ trợ.
Đến 17 giờ 30 phút ngày 25/8, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đã chi hỗ trợ cho hơn 339 nghìn lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền chi trả đạt hơn 963 tỷ đồng, tương đương hơn 90% tổng số hồ sơ phải thực hiện.
Đến hết ngày 18/8, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã chi gần 266 tỷ đồng tiền mặt cho 95,3 nghìn lao động. Đây là khoản hỗ trợ từ gói hỗ trợ bổ sung của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Đơn vị cố gắng giải quyết xong trước ngày 25/8, sớm hơn so với thời gian quy định là 10/9.
Đến chiều ngày 18/8, bảo hiểm xã hội các địa phương đã chi hỗ trợ cho hơn 243 nghìn lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền giải ngân đã đạt 689 tỷ đồng trong tổng số kinh phí dự kiến là 1.155 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được thực hiện, với kinh phí khoảng 1.155 tỷ đồng. Thời gian chi trả hỗ trợ cho người lao động đã nộp hồ sơ đúng thời hạn hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thực hiện Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 về tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03, toàn ngành quyết tâm thực hiện dứt điểm chi hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã nộp hồ sơ đúng hạn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý dành khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để tiếp tục chi trả hỗ trợ cho 414 nghìn lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn. Thời gian hoàn thành hỗ trợ chậm nhất đến ngày 10/9/2022.
Tới 30/6/2022, thời hạn nộp hồ sơ của gói hỗ trợ đào tạo lại kỹ năng nghề cho lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ hết. Qua hơn 10 tháng triển khai, tốc độ giải ngân của gói hỗ trợ ở mức thấp, mới được hơn 17 tỷ đồng.
Ngày 5/5, Đoàn Thanh tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội do bà Nguyễn Thị Hồng Diệp, Phó Chánh Thanh tra Bộ làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với sở, ngành của tỉnh Đắk Lắk nhằm công bố, thông qua nội dung thanh tra công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Đến ngày 27/12, Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã chi hỗ trợ cho 81.589 đơn vị, gần 2,4 triệu lao động với số tiền 5.644,4 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.