Chiều ngày 12/12, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 26 người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2021-2026 bầu. Trong đó, khối Hội đồng nhân dân có 7 người và khối Ủy ban nhân dân là 19 người.
Thời gian qua, chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã được cải thiện rõ rệt với nhiều kết quả quan trọng; tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực để tháo gỡ nhằm đưa công tác giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng đi vào nền nếp, hiệu lực, hiệu quả hơn.
Với sự vào cuộc tích cực của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phương thức tổ chức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thời gian qua có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 đã thực sự đem lại “làn gió tươi mới” cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.
Dưới sự chỉ đạo và tăng cường hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất.
Ngày 30/11, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo, đài về việc công bố Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn các nghị quyết cùng bạn đọc.
Chiều 30/11, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Ân Thi sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Nhiều câu hỏi của cử tri tại Thái Bình liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, nhất là chế độ, chính sách đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trả lời thấu đáo tại Hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, diễn ra ngày 30/11.
Đánh giá Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu, niềm tin của cử tri cả nước, đại biểu Quốc hội cho rằng, điều này được thể hiện qua việc Quốc hội đã giải quyết khối lượng công việc đồ sộ với nhiều luật, nghị quyết quan trọng được thông qua bằng cách làm sáng tạo, linh hoạt và cả thận trọng trong việc đưa ra quyết định.
Hôm qua, tại Thủ đô Hà Nội, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV bế mạc và thành công tốt đẹp. Đây là kỳ họp hoàn thành khối lượng công việc lớn, thể hiện quyết tâm, trách nhiệm rất cao của Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong 22,5 ngày qua.
Thứ tư, ngày 29/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội nêu rõ, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Quốc hội dự kiến sẽ tổ chức kỳ họp bất thường vào đầu năm sau để xem xét, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng liên quan phát triển kinh tế-xã hội dựa trên đề nghị của Chính phủ.
Sáng 29/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 22,5 ngày làm việc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Sáng 29/11, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 22,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Sáng 29/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 22,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề nhất.
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 28/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðấu giá tài sản.
Thứ ba, ngày 28/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chiều 28/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, qua đó chính thức thành lập lực lượng quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại 3 lực lượng sẵn có gồm: Bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách.
Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, việc thí điểm chỉ áp dụng đối với các dự án Chính phủ trình và không bổ sung danh mục dự án thí điểm sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về danh mục dự án đề xuất với Quốc hội.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm xử lý một số vấn đề phát sinh trong thực tế cũng như hướng đến việc đấu giá là nghề chuyên nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể về các loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải công khai đầy đủ, trung thực và chính xác thông tin về bất động sản, dự án bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh.
Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được thông qua sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở, qua đó góp phần tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng này để giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và giữ vững an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, từ sớm, từ xa.
Thảo luận về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu cho biết, hiện nay có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức khi gặp vấn đề khó khăn trong thực thi nhiệm vụ đều quy cho thể chế, pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập để đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.