4 nhóm danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

NDO - Theo Quyết định của Thủ tướng mới được ban hành, danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp gồm 4 nhóm.
0:00 / 0:00
0:00
Lao động làm thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang)
Lao động làm thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1474/QĐ-TTg ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp gồm 4 nhóm sau.

Thứ nhất là nhóm dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm, gồm dịch vụ tư vấn và dịch vụ giới thiệu việc làm.

Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp gồm 4 nhóm.

Thứ hai là nhóm dịch vụ giải quyết hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Đó là các dịch vụ: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Trả kết quả hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Thứ ba là nhóm dịch vụ giải quyết trợ cấp thất nghiệp: Dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Dịch vụ thông báo về việc tìm kiếm việc làm; Dịch vụ tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; Dịch vụ tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; Dịch vụ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; Dịch vụ chuyển và tiếp nhận chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ tư là dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho phù hợp.

Theo Luật Việc làm hiện hành, mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Nguồn hình thành Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định nêu trên; Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; Nguồn thu hợp pháp khác.

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Luật Việc làm cũng quy định, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau: Chi trả trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp; Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

Kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến thời điểm 31/12/2022 là hơn 59,3 nghìn tỷ đồng.