Huyện Phú Lương cấp phát téc nước inox cho 532 hộ nghèo, cơ bản giải quyết tình trạng khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn.

Phú Lương giải quyết nước sinh hoạt cho người dân

Là huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, Phú Lương có hơn 50% dân số là người dân tộc thiểu số, cư trú phân tán, chưa có điều kiện đầu tư, mua sắm công trình, trang thiết bị cấp nước sinh hoạt. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Phú Lương chỉ đạo khảo sát thực tế, thống kê, rà soát nhu cầu để đầu tư, hỗ trợ và đến nay đã mang lại nguồn nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân.
Xe chở nước phục vụ người dân Khu tái định cư An Hiệp thuộc dự án tuyến cao tốc bắc-nam, đoạn Chí Thạnh-Vân Phong.

Giải quyết kịp thời nguồn nước cho người dân tái định cư cao tốc bắc-nam

Thời gian qua, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên khẩn trương thi công xây dựng 3 khu tái định cư phục vụ di dời người dân trong diện giải tỏa phục vụ dự án cao tốc bắc-nam đoạn Chí Thạnh-Vân Phong. Tuy nhiên, công trình khu tái định cư xã An Hiệp, huyện Tuy An khi dân đến ở, xây dựng nhà cửa thì gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và xây dựng.
Huyện Quảng Ninh cử các cán bộ phòng, ban chức năng kiểm tra hiện trường hồ Rào Đá và lấy mẫu nước xét nghiệm. (Ảnh: BT)

Quảng Bình: Tìm nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ Rào Đá

Ngày 6/8, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết, trước hiện tượng cá chết bất thường tại hồ chứa nước Rào Đá ở xã Trường Xuân, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, xã Trường Xuân và các đơn vị liên quan kiểm tra làm rõ nguyên nhân và có biện pháp bảo đảm chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Người dân xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) dùng nước sạch từ công trình nước do Bộ đội Biên phòng tặng. Ảnh: HOÀNG PHƯƠNG

Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn: Khắc phục bất cập trong quản lý công trình sau đầu tư

Việc cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn hiện nay đang gặp những khó khăn do nhiều công trình giao cho ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng quản lý bị hư hỏng, xuống cấp; một số công trình thu tiền nước không đủ bù chi, thậm chí không đủ để trang trải cho quản lý, vận hành và sửa chữa nhỏ...

Vận hành máy bơm cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Gần 6.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp

Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn từ 2000 đến 2016, nước sạch nông thôn được đầu tư chủ yếu thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; một số dự án ODA tài trợ bởi JICA, ADB, WB, Australia, Hà Lan, Đan Mạch, Unicef....
Khoan giếng lấy nước sinh hoạt phục vụ người dân tại xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Phổ biến những điểm mới của Luật Tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (Luật Tài nguyên nước năm 2023) được thông qua ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Đây là một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá "quá thừa, quá thiếu, quá bẩn".
Hệ thống xử lý nước thô của công trình nước sạch Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình: Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước cho người dân trong cao điểm mùa hè

Chiều 29/5, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tại 2 huyện Tuyên Hóa và Bố Trạch để đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân trong cao điểm mùa hè.
Nắng nóng kéo dài làm các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước cạn kiệt.

Chủ động ứng phó với nắng hạn

Tỉnh Bình Phước đang vào đợt nắng nóng cao điểm của mùa khô, khiến mực nước ở các hồ thủy lợi đều xuống thấp, nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp một số nơi đã cạn kiệt. Để đối phó với khô hạn, ngành chức năng tỉnh Bình Phước đang nỗ lực điều tiết nước ở các hồ lớn để hỗ trợ người dân cứu cây trồng. Cùng đó, nông dân cũng chủ động triển khai các giải pháp tiết kiệm nước để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra tình hình nước sinh hoạt của người dân ven biển Tiền Giang.

Không để người dân thiếu nước sinh hoạt mùa khô, hạn

Ngày 7/4, tại Tiền Giang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi kiểm tra tình hình hạn, mặn; cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng ven biển và làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, kết nối trực tuyến với tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.
Mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc tại bản Khe Lành, xã Mường Thải, huyện Phù Yên (Sơn La).

Hiệu quả nguồn vốn phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách hỗ trợ hạ tầng, phục vụ sinh hoạt, đời sống được quan tâm đầu tư đã và đang giúp đồng bào các dân tộc ổn định đời sống, phát triển kinh tế…
Cầu kết hợp cống thủy lợi ngăn mặn trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Kiên Giang: Kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu ngành chuyên môn, các địa phương trong vùng ảnh hưởng mặn hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
Nguồn nước sinh hoạt được dẫn về các bản, bà con không phải mất nhiều thời gian đi cõng nước về dùng như trước đây.

Đưa nước sinh hoạt về vùng cao Lai Châu

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với bà con vùng cao, có nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng là một trong những yếu tố giúp ổn định cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Từ sự đầu tư hệ thống các công trình nước sinh hoạt của nhà nước trong những năm qua, hiện tại, nguồn nước đã về với nhiều bản khó ở vùng cao, bà con ở đây không còn phải đi cõng can nước về dùng như trước nữa.
Bà Nguyễn Thị Bé, ngụ ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. (Ảnh: Hữu Nghĩa)

Nỗ lực cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

Nước sạch là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, góp phần cải thiện điều kiện sống cho nhân dân. Với nhiều giải pháp đồng bộ, cho nên hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ người dân được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, nước sạch ngày càng tăng. Nhiều công trình cấp nước tập trung giải quyết tốt nhu cầu về nước sinh hoạt, cho những hộ dân vùng nông thôn, nhất là giai đoạn mùa khô.