Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau đã có gần 20.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được xây dựng giúp hơn 50% dân số vùng nông thôn được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh. Mặc dù vậy, do nhiều bất cập trong quản lý sau đầu tư, ảnh hưởng của thiên tai cho nên hiện nay có gần 6.000 công trình hoạt động kém bền vững hoặc xuống cấp, hư hỏng cần sửa chữa.
Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn từ 2000 đến 2016, nước sạch nông thôn được đầu tư chủ yếu thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; một số dự án ODA tài trợ bởi JICA, ADB, WB, Australia, Hà Lan, Đan Mạch, Unicef....
Mặc dù là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, nhưng đến nay trên địa bàn Hà Nội vẫn còn hơn 120 xã chưa có nguồn cấp nước sạch tập trung. Thành phố đang tập trung “phủ sóng” nước sạch cho các xã nông thôn mới.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, công tác cấp nước sạch nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được chú trọng đầu tư, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; những chương trình, dự án ODA. Bên cạnh đó, sự tham gia đóng góp hiệu quả của các tổ chức, cá nhân, đã giúp tỷ lệ người dân khu vực này được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh tương đối cao.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Bình gặp khó trong thực hiện tiêu chí nước sạch do chưa có công trình cấp nước tập trung. Vì thế, để nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch và nâng chất lượng tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Bình đang thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn này.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư, nhiều chương trình, dự án có trọng tâm, trọng điểm đã làm thay đổi diện mạo phum sóc ở Nam Bộ. Thời gian qua, các địa phương luôn ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình cấp nước sạch, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân, nhất là vùng đồng bào Khmer.
Ngày 8/7, tại xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy (thành phố Hải Phòng) đã diễn ra đối thoại giữa Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy với đại diện các hộ gia đình, cá nhân có phản ánh, kiến nghị về chất lượng nước sinh hoạt của nhà máy nước xã Đông Phương.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Thỏa thuận hợp tác Dự án “Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm”, với tổng vốn ODA không hoàn lại khoảng 250 triệu yen Nhật (45 tỷ đồng tại thời điểm ký kết).
Hai lĩnh vực gồm nước sạch, vệ sinh môi trường và quản trị rủi ro thiên tai là những hoạt động quan trọng nhất trong khung khổ hợp tác giữa Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhằm giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu và thiên tai.