Sáng 23/11, tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022) tổ chức ở tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và có bài diễn văn quan trọng: “Đồng chí Võ Văn Kiệt - Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân”. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu của Thủ tướng.
Trải qua lịch sử 290 năm, Vĩnh Long nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều danh nhân, nhiều người con ưu tú của đất nước, dân tộc. Trong đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, một nhân cách lớn với tầm nhìn chiến lược và tấm lòng yêu nước nhiệt thành, suốt đời tận tụy vì nước, vì dân.
Trong những năm được trực tiếp làm việc với anh, vấn đề mà anh thường nhắc tôi cần đi sâu, đó là việc tổng kết công cuộc đổi mới. Đã nhiều lần được nghe ý kiến của anh và trình bày, trao đổi ý kiến về chủ đề này, nhờ đó tôi đã có thể vững tâm hơn khi viết và công bố một số chuyên đề góp phần tổng kết đổi mới.
Đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư Thành ủy trong những năm đầu giải phóng. Ở Đại hội I, Đại hội II của Đảng bộ thành phố, đồng chí đã liên tiếp được bầu làm Bí thư Thành ủy. Đây là thời kỳ gian khó, thử thách bản lĩnh, tài năng của nhà lãnh đạo.
Tôi có may mắn được gặp và làm việc với anh Sáu Dân trong khoảng thời gian dài cho đến khi anh đột ngột qua đời ngày 11/6/2008 vừa qua. Từ những năm 1981-1982, khi giúp việc anh Nguyễn Duy Trinh, tôi đã được nghe anh phát biểu trong một số cuộc họp và đã có ấn tượng mạnh mẽ về anh.
Tôi vinh dự được làm Trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong những năm 1985 - 1994, là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng những năm 1993-2006 (có nhiều tên gọi khác nhau, do Thủ tướng Võ Văn Kiệt thành lập và Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp tục sử dụng).
So với những người cùng thời, có lẽ ông Sáu Dân là người được giới cầm bút đề cập đến nhiều nhất. Nếu tính cả những bài viết về ông từ khi ông còn ở cương vị trọng trách cao nhất của Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là người đứng đầu Chính phủ cho đến khi ông đã thôi hết các chức vụ nhưng vẫn không ngừng làm việc như một nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội độc lập, thì số lượng ấy đủ để làm nhiều cuốn sách chắc chắn có sức thu hút người đọc.
Cũng như mọi năm, đến hẹn lại lên..., tôi được yêu cầu viết bài để kỷ niệm ngày thành lập của báo Công giáo và dân tộc. Nhưng thú thật, viết mãi về một đề tài thật khó khăn. Tôi đang phân vân không biết viết gì, thì tin anh Sáu Dân qua đời khiến tôi bỗng nhớ tới kỷ niệm ngày anh đến thăm toà soạn báo Công giáo và dân tộc, ý muốn viết vài dòng về mối quan hệ giữa tờ báo với anh, người luôn luôn có quan hệ thân tình với chúng tôi đã thôi thúc tôi cầm bút.
Đã 32 năm trôi qua, nhưng chắc hẳn không một người nào thuộc lứa tuổi 50 ở Thành phố Hồ Chí Minh quên được thời kỳ khó khăn về lương thực những năm 1977-1980. Hằng tháng, năm ba lần xếp hàng chờ mua lương thực tiêu chuẩn, gồm non phân nửa là gạo, còn lại là bo bo, khoai lang, khoai mì...!
Trong cuộc kháng chiến thần thánh 9 năm ở Nam Bộ, tôi có nghe nhiều người khen ngợi anh Sáu Dân, một cán bộ trẻ, năng nổ, xông xáo, dũng mãnh, nhiều sáng kiến có tính chiến lược góp phần quan trọng cùng quân và dân Nam Bộ đẩy lùi bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ.
Đã hơn 9 giờ đêm của một ngày nóng bức vào tháng 3/1977, một số thầy cô giáo Khoa Hóa trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn chăm chú xác định hàm lượng cacbonat canxi trong những mẫu đá vôi đã lấy được ở một khu rừng vùng Tà Thiết trong chuyến đi cuối tuần vừa qua cùng với các thầy cô Khoa Địa chất.
Trong ký ức của mình, Giáo sư Viện sĩ Dương Quang Trung, người có hơn 20 năm giữ vai trò quản lý ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh (1976-1997) vẫn còn nhớ như in những khó khăn mà ngành y tế thành phố phải đối mặt sau chiến tranh.
Tôi biết chú Sáu Dân từ năm 1963 tại Sài Gòn, lúc bấy giờ chú Sáu là Bí thư Khu ủy Sài Gòn-Gia Định.Năm 1967, từ thành phố vào căn cứ Sài Gòn-Gia Định ở Dầu Tiếng (Tây Ninh) công tác ở Đội Bảo vệ, được tập thể giao nhiệm vụ chăm sóc chú Sáu.
Tháng 7/1967, tôi được điều từ Ban Tuyên huấn T4 sang văn phòng đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, lúc ấy thường gọi là anh Chín Dũng hoặc anh Sáu Dân.
Đồng chí Võ Văn Kiệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là những mẩu chuyện mà tôi cho rằng có thể giới thiệu được ở mọi thời, với mọi người. Vì đó là những chuyện kể về một con người suốt đời vì nước, vì dân: ông Võ Văn Kiệt.
Viết về một nhà lãnh đạo đã từng đảm nhiệm những trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước như đồng chí Võ Văn Kiệt là một việc rất khó, bởi tính đa dạng và phức tạp của những công việc mà đồng chí đảm nhiệm, từ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng đến đối ngoại...
Trong mọi giai đoạn của lịch sử và xã hội, có những con người mà hoạt động của họ có sức tác động, lan tỏa đến xã hội trong những năm tháng đương thời, nhưng sự ảnh hưởng đó thay đổi đi, hạn chế hơn khi họ vắng bóng trên cuộc đời.
Tôi gặp anh Sáu lần đầu vào cuối những năm 70 thế kỷ XX, khi anh Sáu dẫn đầu một đoàn đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh sang thăm thành phố kết nghĩa ở Liên Xô cũ là Leningrad (nay là Saint Petersburg). Lúc đó tôi đang công tác tại Đại sứ quán nước ta ở Liên Xô và được giao trách nhiệm chăm lo cho Đoàn.
Trong cuộc đời làm cách mạng, bạn bè, đồng chí thì nhiều nhưng với anh Võ Văn Kiệt, điều tôi tâm đắc nhất là ý chí và hành động cách mạng của anh luôn gắn với nhau. Đó là đặc điểm lớn nhất của anh.
Một buổi sáng tháng 4/1973, theo lời nhắn của anh Chín Hiệp (đồng chí Dương Kỳ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Trung ương), tôi đến nhà anh ở số 40 Phan Đình Phùng, Hà Nội để gặp anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) ở miền Nam mới ra.
Có thể viết nhiều, rất nhiều về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ hai chủ đề nói trên nhưng với tư cách là trợ thủ đắc lực một thời cho đồng chí, tôi muốn ghi lại một số cảm nghĩ từ bấy đến nay về những đóng góp xuất sắc của anh Sáu Dân và những di sản quý báu anh để lại trong việc góp phần hoạch định và chủ động triển khai đường lối quốc tế của Đảng, Nhà nước ta thời đổi mới.
Tôi được làm việc với anh Võ Văn Kiệt mười năm liền trong Thường trực Chính phủ từ 1987 đến 1997, cùng anh Kiệt làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi là một trong những Phó Thủ tướng của anh khi anh làm Thủ tướng Chính phủ. Nhà riêng của tôi hồi đó cách nhà riêng của anh Kiệt hai số nhà, cùng ở phố Phan Đình Phùng, Hà Nội.
Nhân gian có câu "sinh hữu hạn, tử bất kỳ". Dẫu biết là như thế, nhưng sự ra đi của đồng chí Võ Văn Kiệt - anh Sáu Dân đối với tất cả mọi người đều quá đỗi bất ngờ. Không một ai có thể ngờ rằng anh lại ra đi vào lúc sức nghĩ, sức làm việc ở anh vẫn đang căng tràn và sự nghiệp cách mạng vô cùng gian khổ song rất vẻ vang của chúng ta đang cần anh có mặt.
Mới đấy mà đã đến ngày giỗ đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà tên tuổi đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nhớ tới ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn cả tên chính thức - Võ Văn Kiệt.
Năm 1947, anh Võ Văn Kiệt về làm Bí thư Huyện ủy Phước Long (thay cho đồng chí Hồng Dân hy sinh, sau đó huyện này đổi tên thành huyện Hồng Dân). Khi anh Kiệt là Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tôi là cán bộ xã Phong Thạnh Tây (lúc đó xã này trực thuộc huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá).
Tôi có may mắn được là người cộng sự, người giúp việc gần gũi với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong suốt 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới. Trong 5 năm 1987-1992, đồng chí Võ Văn Kiệt đảm nhiệm trọng trách Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, còn tôi được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách công nghiệp.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là người có tầm tư duy chiến lược, sắc sảo, nhạy bén. Đồng chí đã có những cống hiến to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tôi và anh Võ Văn Kiệt có chung hoàn cảnh gần giống nhau: hoàn cảnh gia đình cũng như quá trình tham gia hoạt động cách mạng. Gia đình tôi là nông dân, nhà nghèo. Lúc nhỏ phải đi làm thuê, làm thợ để kiếm sống và giúp đỡ gia đình. Hoàn cảnh gia đình anh Kiệt cũng vậy. Cả hai chúng tôi đều sớm tham gia hoạt động cách mạng.