Vĩ tuyến 17

Năm 1954, Hiệp định Geneva tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam - bắc qua Vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trở thành “nhân chứng lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt của dân tộc ròng rã hơn 20 năm. Nằm ở Vĩ tuyến 17, vùng đất Vĩnh Linh thuộc bờ bắc sông Bến Hải với vị trí “đầu sóng ngọn gió”, “đứng mũi chịu sào” vào năm 1955 đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ quyết định thành lập thành một đơn vị hành chính đặc biệt (đặc khu) - “ngang với một tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương”, với tên gọi chính thức là Khu vực Vĩnh Linh. Kể từ đó, Vĩnh Linh vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền nam.

Hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, vượt lên bom đạn của kẻ thù, của nỗi đau li tán là khát vọng hòa bình, thống nhất non sông luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân nơi Vĩ tuyến 17. 

Bước ra khỏi chiến tranh, những "vùng đất lửa" năm nào ở đôi bờ Bến Hải đã và đang đổi thay từng ngày, trở thành biểu tượng của niềm vui đoàn tụ, khát vọng hòa bình của thời đại.

Vì sao là vĩ tuyến 17?

Vì sao là vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt nam-bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Một thế giới bên dưới cuộc chiến

Một thế giới bên dưới cuộc chiến

Trong phần mô tả bộ phim tài liệu Một thế giới bên dưới cuộc chiến: Bí mật địa đạo Việt Nam , nữ đạo diễn người Hà Lan janet Gardner đã viết: Những năm 1965, người dân ở một tỉnh miền trung Việt Nam đứng ở tuyến đầu của một cuộc chiến tranh ngày càng tàn khốc. Với họ, chiến tranh đã trở thành một cuộc đấu tranh để sinh tồn. Nhưng thay vì lựa chọn chạy trốn khỏi ngôi làng của tổ tiên, họ lại kiến tạo nên một loạt đường hầm, kiến tạo nên MỘT THẾ GIỚI BÊN DƯỚI CUỘC CHIẾN.
Từ Vĩnh Linh tới Tân Kỳ: Cuộc trường chinh vạn dặm

Từ Vĩnh Linh tới Tân Kỳ: Cuộc trường chinh vạn dặm

Tân Kỳ, huyện miền núi phía Tây Nghệ An vào thời điểm chiến dịch K10, vừa mới được thành lập vỏn vẹn 4 năm, vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều gian khó. Thế nhưng, nhân dân các dân tộc Tân Kỳ vẫn dang rộng vòng tay đón nhận gần 3 vạn đồng bào từ tuyến lửa về sơ tán với tinh thần “ chúng tôi nỏ nghĩ chi mô, chỉ coi tất cả như anh chị em, như cô bác trong nhà ”...
Anh hùng Lao động Đinh Như Gia: Cần phải làm gì đó để ôn lại những ngày tháng gian khổ, hào hùng…

Anh hùng Lao động Đinh Như Gia: Cần phải làm gì đó để ôn lại những ngày tháng gian khổ, hào hùng…

Những ngày tháng 7 nóng bỏng, trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Vĩnh Linh và cũng là 70 năm Hiệp định Geneva, chúng tôi đã may mắn được gặp Anh hùng Lao động Đinh Như Gia. Năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng với trí nhớ minh mẫn, ký ức ông dường như còn nguyên vẹn về những năm tháng gian lao và anh dũng của đồng bào Vĩnh Linh trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước…
Sông Bến Hải uốn lượn mềm mại đoạn chảy qua các xã đồng bằng trù phú.

Sông Bến Hải, chảy về phía tương lai

Bến Hải, tên gọi có từ 70 năm nay của dòng sông nổi tiếng nằm ở tỉnh Quảng Trị. Biết bao người đã anh dũng ngã xuống vì dòng sông này để giáo gươm dẹp lại, hòa bình được "nở hoa". Chia lìa, đau thương, thống nhất, phát triển, trang sử nào của dòng sông cũng chất chứa hùng tâm của người đi xây dựng đất nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch biển Gio Linh

Đánh thức tiềm năng du lịch biển Gio Linh

Mặt nước xanh trong, bờ cát trắng mịn màng và không khí trong lành… là đánh giá chung của khách du lịch khi đặt chân đến Cửa Việt. Với đường bờ biển dài cùng nhiều bãi tắm đẹp, Cửa Việt là một trong những địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng bậc nhất tỉnh Quảng Trị.
Độc đáo món gỏi tép Vĩnh Tú, Quảng Trị

Độc đáo món gỏi tép Vĩnh Tú, Quảng Trị

Món tép nhảy đặc biệt của xã Vĩnh Tú (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) phải thưởng thức trên đúng bàu Thủy Ứ - nơi đánh bắt tép tự nhiên. Theo chân chị Hoàng Dạ Hương, cán bộ văn hóa xã Vĩnh Tú, chúng tôi được thưởng thức món ăn trứ danh này.
Câu chuyện cảm động về những thanh niên xung phong tạo nên sức sống cho đảo Cồn Cỏ

Câu chuyện cảm động về những thanh niên xung phong tạo nên sức sống cho đảo Cồn Cỏ

Ngày 9/3/2002, 43 thanh niên xung phong (chủ yếu ở các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang và Vĩnh Thạch, tỉnh Quảng Trị) lên tàu ra đảo xây dựng đảo Thanh niên Cồn Cỏ, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình dân sự hóa đảo. Hòa chung vào dòng những người trẻ, với tình yêu biển đảo sâu nặng, chị Ái ghi dấu ấn trên từng công trình, ngôi nhà, con đường… trên đảo Cồn Cỏ. Cồn Cỏ trở thành ngôi nhà thứ hai của chị - như hàng chục thanh niên xung phong lần đầu tiên tình nguyện ra đảo hơn 20 năm trước.
Màu xanh trên “vành đai trắng” Gio Linh

Màu xanh trên “vành đai trắng” Gio Linh

Huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) nằm ở bờ nam sông Bến Hả i- vĩ tuyến 17, nơi từng được mệnh danh là vùng đất “vành đai trắng trên hàng rào điện tử Mc Namara”, đã được phủ bằng màu xanh bạt ngàn của những vườn hồ tiêu, cao su và những đồng ruộng phì nhiêu. Từ một vùng “đất chết”, sau hơn nửa thế kỷ khai phá và dựng xây, huyện Gio Linh đang bừng lên sức sống mới nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và nhà nước, cùng sự cần cù, sáng tạo và chịu thương, chịu khó của người dân nơi đây.
Chiến dịch sơ tán học sinh có một không hai trong lịch sử

Chiến dịch sơ tán học sinh có một không hai trong lịch sử

Trong ký ức của các ông Dương Ngọc Trai, Hồ Sỹ Tuần, bà Lê Thị Thiều…, những cán bộ tham gia chiến dịch K8 năm ấy, những năm tháng đưa học sinh K8 ra bắc là khoảng thời gian mà “cái chết ở trên đầu, cái chết ở dưới chân”, sự bình yên và an toàn cho thế hệ tương lai được đổi bằng máu, rất nhiều máu.
Câu chuyện bơi vượt biển tìm cha của con gái người gác hải đăng

Câu chuyện bơi vượt biển tìm cha của con gái người gác hải đăng

Người lính gác ngọn hải đăng Cửa Tùng Phan Văn Đồng năm xưa, nổi tiếng khi trở thành nguyên mẫu trong bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, nhưng ít ai biết được câu chuyện về những người con của ông đã từng bơi vượt biển từ bờ nam ra bờ bắc tìm cha trong đêm, giữa làn mưa bom bão đạn của địch.
Lúa hữu cơ Sepon và hành trình "kiến tạo" hạt cơm dinh dưỡng

Lúa hữu cơ Sepon và hành trình "kiến tạo" hạt cơm dinh dưỡng

Trồng lúa hữu cơ chỉ cần vốn ít, sức ít, thu nhập lại cao hơn, hạt gạo dinh dưỡng hơn, bảo vệ được môi trường, bảo vệ sức khỏe… Nhìn niềm vui lúc nào cũng như "vừa cày xong thửa ruộng" của người nông dân Quảng Trị, chúng tôi tò mò, sự độc đáo trong kỹ thuật canh tác lúa của Sepon như thế nào để bà con hân hoan tới vậy?
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Vĩnh Linh ngày càng văn minh, giàu đẹp

Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Vĩnh Linh ngày càng văn minh, giàu đẹp

Vĩnh Linh đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết thắng của nhân dân ta, là địa phương đầu tiên của miền bắc xã hội chủ nghĩa hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng, vinh dự được Bác Hồ 8 lần viết thư khen, động viên và tặng hai câu thơ bất hủ: "Đánh cho giặc Mỹ tan tành/Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh Anh hùng". Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh để Vĩnh Linh tiến những bước dài trong lịch sử xây dựng và phát triển quê hương, viết tiếp bài ca anh hùng, biến "lũy thép" xưa thành "lũy hoa" trong thời kỳ đổi mới, hòa bình và phát triển. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị nhân 70 năm truyền thống Vĩnh Linh.
Một góc huyện nông thôn mới Vĩnh Linh.

Về huyện nông thôn mới Vĩnh Linh

Những ngày này, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chuẩn bị kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2024). Niềm vui như được nhân lên khi Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận Vĩnh Linh đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2024.
[Ảnh] Khám phá địa đạo Vịnh Mốc, kỳ tích "không thể tin" dưới lòng đất

[Ảnh] Khám phá địa đạo Vịnh Mốc, kỳ tích "không thể tin" dưới lòng đất

Trong số hàng chục nghìn mét địa đạo trải dài khắp Vĩnh Linh, Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa. Vịnh Mốc cũng chính là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Ba cha con cùng ra khơi tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ

Ba cha con cùng ra khơi tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ

Ở Vịnh Mốc (Vĩnh Linh, Quảng Trị), chuyện của 3 cha con ông Hồ Văn Mò, Hồ Tỷ và Hồ Văn Triêm chắc chắn là một huyền thoại. Từ năm 1966, cả 3 cùng nối tiếp nhau ra biển, tiếp tế mở đường máu giữ đảo Cồn Cỏ tiền tiêu. 
Từ Vịnh Mốc: Mở đường máu chi viện cho Cồn Cỏ

Từ Vịnh Mốc: Mở đường máu chi viện cho Cồn Cỏ

Năm 1965, giặc Mỹ leo thang đánh phá miền bắc, đảo Cồn Cỏ trở thành mục tiêu hủy diệt của chúng, bởi Cồn Cỏ chỉ cách quân cảng Cửa Việt 30km, án ngữ vùng biển phía đông của Quảng Trị, là cửa ngõ của Vịnh Bắc Bộ. Ngoài đánh phá bằng không quân, địch còn sử dụng tàu chiến bao vây đảo, tuần dương hạm, khu trục hạm uy hiếp và tập kích hỏa lực, dùng tàu biệt kích và tàu đổ bộ chở quân đột kích đánh phá đảo, quyết chia cắt đảo với đất liền.
Xem thêm
back to top