[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva

NDO -

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là nơi phân chia giới tuyến, chia cắt hai miền nam-bắc 70 năm trước. Cụm di tích chứa đựng trong mình những giá trị lịch sử, đồng thời cũng là biểu tượng cho khát vọng hòa bình.

21 NĂM CHIA CẮT ĐÔI BỜ

Địa danh Hiền Lương - Bến Hải là nơi đã chứng kiến nỗi đau chia cắt hai miền và những sự kiện lịch sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân ta trong thời kỳ chống Mỹ - nguỵ.

Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết (ngày 20/7/1954), nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền bắc-nam, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm ranh giới, để chờ đến tháng 7/1956 tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng với những biến cố do sự phá hoại của các thế lực thù địch, đã khiến chúng ta phải mất 21 năm với bao xương máu của chiến sĩ, đồng bào đã đổ xuống mới giành được độc lập, thống nhất đất nước.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 1

Cách đây 70 năm, sau Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng (7/5/1954); Hiệp định Geneva được ký kết (21/7/1954), vĩ tuyến 17 - nơi sông Bến Hải - cầu Hiền Lương được chọn làm vùng giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt đất nước thành hai miền nam-bắc.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 2

Bắc qua sông Bến Hải, cầu Hiền Lương cũng là cây cầu duy nhất trên thế giới có hai màu sơn khác nhau. Sau Hiệp định Geneva, cầu bị chia đôi, mỗi bên dài 89m. Bờ bắc có 450 tấm gỗ, bờ nam có 444 tấm gỗ. Ban đầu, cầu chỉ có một đường kẻ ngang sơn trắng làm ranh giới giữa hai miền nam-bắc. Trong thời gian tồn tại, trên cầu Hiền Lương từng diễn ra "cuộc chiến màu sơn" quyết liệt. Ban đầu, cầu có màu đỏ ở phía bắc và xanh ở phía đối diện. Với khát vọng thống nhất, phía bờ bắc sơn lại màu xanh thì bờ nam sơn vàng. Cuộc chiến màu sơn kéo dài mãi đến 1960 thì giữ nguyên 2 màu xanh-vàng.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 3

Năm 1967, cầu Hiền Lương bị bom Mỹ đánh sập. Năm 2001, tỉnh Quảng Trị đã phục chế nguyên bản cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải như thời Pháp xây dựng, mặt cầu lát gỗ lim.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 4

Trụ sở Đồn công an Hiền Lương phía bờ bắc sông Bến Hải được phục dựng vào năm 2004 theo kiến trúc nguyên mẫu đồn công an những năm 1955-1967. Đây là nơi làm việc và sinh hoạt, nghỉ ngơi của các chiến sĩ đồn công an giới tuyến Hiền Lương làm nhiệm vụ thực thi quy chế khu quân sự, kiểm tra người qua lại khu giới tuyến.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 5

Cạnh cầu Hiền Lương lịch sử được phục dựng năm 2001 là cầu Hiền Lương bằng bê-tông cốt thép được Bộ Giao thông vận tải xây dựng vào năm 1996, dài 230m, rộng 11,5m nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 6
Ngày nay, cầu Hiền Lương trở thành điểm đến không thể bỏ qua với du khách mỗi lần ghé thăm Quảng Trị anh hùng.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 7
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 8

"Cột cờ giới tuyến"nằm bờ bắc sông Bến Hải cũng là chứng nhân lịch sử cho cuộc chiến "đấu cờ" ở hai bên vùng giới tuyến sau hiệp định Geneva năm 1954. Cột cờ hiện nay được xây dựng theo mẫu thiết kế năm 1962, cao 38,6m, bên dưới được bổ sung phần đài nhằm tôn vinh chiến thắng.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 9
Từ khi giới tuyến được phân định, chiều cao của cột cờ không ngừng được nâng lên. Khi Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở bờ nam nâng cột cờ lên cao nhất 35m thì năm 1962 chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở bờ bắc đã dựng cột cờ cao 38,6m, kéo lên đỉnh lá cờ rộng 96m2. Đây cũng là cột cờ cao nhất giới tuyến trong cuộc "đấu cờ".
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 10

Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” nằm ở bờ nam sông Bến Hải, phía Đông Quốc lộ 1A, có diện tích 2.700m2, gồm hai phần: phần bệ đài, với mặt cạnh là mảng phù điêu, được ghép từ nhiều khối đá, có kích cỡ khác nhau; phần tượng đài là hình tượng bà mẹ miền nam (cao 7,70m) và người con trai (cao 5,50m), được tạo trên chất liệu đá xanh Thanh Hóa.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 11

Tượng đài thể hiện một niềm tin son sắt của đồng bào miền nam vào một ngày mai chiến thắng, thống nhất nước nhà.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 12

Đến tham quan, du khách cũng có thể tìm hiểu thêm về lịch sử cụm di tích thông qua các hiện vật được trưng bày tại Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất non sông”.

NHỮNG BẾN ĐÒ ANH HÙNG VEN DÒNG BẾN HẢI

Bên cạnh hệ thống di tích tại cầu Hiền Lương, du khách tới với dòng Bến Hải cũng có thể tới thăm và tìm hiểu thêm về các bến đò anh hùng, nơi nhân dân Quảng Trị đã dũng cảm ngày đêm không quản ngại đạn bom, nắng mưa, đưa từng đơn vị bộ đội âm thầm vượt sông chi viện cho tiền tuyến những năm 1968-1972.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 13

Bến đò Cửa Tùng (Bến đò A) nằm tại thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh), có diện tích 187,6m2, có hệ thống tường rào bao quanh. Bia đài tưởng niệm di tích gồm hai phần: bệ đài và tổ hợp hình tượng kiến trúc nghệ thuật, thể hiện nổi bật hình tượng những con thuyền vượt qua sóng gió để chuyên chở cán bộ, bộ đội qua sông và khát vọng về ngày vui thống nhất đất nước.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 14

Trên tấm bia tưởng niệm tại bến đò A có ghi rõ: Bến đò A cửa Tùng nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân Vĩnh Quang, Đồn công an vũ trang, Đoàn 1A hải quân, Bộ đội chủ lực bộ đội địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ năm 1965-1972, nơi đây là điểm giao thông quan trọng trên sông Bến Hải trực tiếp chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền nam và đảo Cồn Cỏ.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 15
Với 82.000 lượt đò đã vận chuyển 2 triệu lượt người, hàng vạn tấn lương thực, vũ khí, hàng hóa chiến đấu 392 trận, bắn rơi 4 máy bay, cùng Đoàn 1A hải quân bắn chìm 6 tàu chiến địch. Hàng chục cán bộ đã anh dũng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Bến đò A là niềm tự hào quê hương lũy thép anh hùng.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 16
Ngay phía trên bến đò A là một địa đạo được đào sâu vào trong lòng đất, cửa hầm hướng thẳng ra biển. Do ở vị trí khá khuất, nên địa đạo này không được nhiều du khách biết tới khi đến thị trấn Cửa Tùng.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 17
Lối dẫn xuống địa đạo tại thị trấn Cửa Tùng.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 18
Cách bến đò A không xa là di tích mang tên Mộ 61.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 19
Tại đây, ngày 20/6/1967, giặc Mỹ đã ném bom giết hại 61 đồng bào Vĩnh Quang, trong đó có 12 cụ già, 13 phụ nữ (có 3 phụ nữ đang mang thai), 36 cháu nhỏ.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 20

Tính riêng từ năm 1965-1972, đã có 345 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào xã Vĩnh Quang mãi mãi nằm xuống.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 21
Cách bến đò Cửa Tùng khoảng 4km, bến đò Tùng Luật nằm trên địa bàn xã Vĩnh Giang cũng là một "huyền thoại" trên đất thép Vĩnh Linh.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 22
Đài di tích gồm: bệ đài và tổ hợp mang tính nghệ thuật biểu trưng, với hình tượng những con thuyền đang lao về phía trước, bất chấp mọi hiểm nguy, bom đạn của kẻ thù, đêm đêm đưa hàng hóa, bộ đội vào chiến trường đánh Mỹ.
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 23

Đây là điểm vượt tuyến quan trọng trên sông Bến Hải- vĩ tuyến 17. Trong giai đoạn từ 1968- 1972, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, lực lượng thanh niên xung phong 771 của nhân dân Tùng Luật, dân quân xã Vĩnh Giang, xã Vĩnh Quang đã bảo đảm hoạt động liên tục của bến để tiếp tế cho miền nam và đảo Cồn Cỏ anh hùng. Tại bến đò này từ 1968-1972 đã có hơn 78.000 lượt thuyền qua về, vận chuyển hơn 2.000.000 lượt người và hàng vạn tấn vũ khí, hàng hóa.

[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 24
Sông Bến Hải bình yên và hiền hòa nhìn từ trên cao..
[Ảnh] Đi dọc đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải 70 năm sau hiệp định Geneva ảnh 25
back to top