Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ từ ngày 23/2-3/3 (tức từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng). Ngoài các nghi lễ và các trò chơi dân gian truyền thống, Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô lớn và nhiều hoạt động hội hấp dẫn.
Vào giờ Tý ngày 23/2/2024, (tức 14 tháng Giêng), tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương (xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân), Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương-Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Đêm 23/2 (tức đêm 14 tháng Giêng Âm lịch), tại Di tích lịch sử-văn hóa đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.
Đêm 23/2, (tức 14 tháng Giêng âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần-chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.
Để bảo đảm nhân dân có thể nhận được những lá ấn đầu xuân, Ban tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định sẽ tổ chức phát ấn từ 5 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn (24/2) tại 4 địa điểm.
Liên quan đến lễ khai ấn đền Trần Nam Định, ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng ban Quản lý Khu di tích đền Trần (Nam Định) khẳng định: Tại lễ hội năm nay, sẽ không có tình trạng người dân tự đóng ấn, nhận ấn "ngoài luồng". Mọi thủ tục sẽ được bảo đảm nghiêm ngặt theo đúng quy định.
Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định Xuân Giáp Thìn diễn ra từ ngày 20 đến 25/2/2024 (tức từ ngày 11-16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong đó nghi lễ khai ấn bắt đầu từ 23 giờ 15 phút ngày 23/2 (14 tháng Giêng). Chiều 23/1, hàng nghìn du khách vẫn đội mưa tới hành lễ, dâng hương trước giờ khai ấn.
Ngày 22/2, Công an thành phố Nam Định tổ chức thực binh phương án bảo đảm an ninh, trật tự Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn năm 2024. Hơn 2.800 cán bộ, chiến sĩ gồm nhiều lực lượng sẽ được huy động làm nhiệm vụ.
Ngày 20/2 (tức 11 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Công viên văn hóa trung tâm huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng đã tổ chức Ngày hội Xuân Giáp Thìn 2024 và công bố ra mắt cuốn Lịch sử ngành giáo dục và đào tạo huyện Bảo Thắng giai đoạn 1957-2022.
Sáng 20/2, nhân dịp Xuân mới Giáp Thìn, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về thăm và dâng hương tưởng niệm Đức vua An Dương Vương tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cùng dự, có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.
Sáng 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội lồng tồng (xuống đồng) ATK Định Hóa Xuân Giáp Thìn 2024 với những nét văn hóa truyền thống, quy tụ hàng nghìn người dân và du khách.
Sáng 19/2 (tức mùng 10 Âm lịch), tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) tổ chức khai mạc lễ hội lồng tồng Ba Bể năm 2024. Đây là lễ hội lồng tồng (xuống đồng) lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp Tết đến, Xuân về, đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đền là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn-Mẫu Đệ nhị trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, thờ Thần Vệ quốc và các vị anh hùng dân tộc hy sinh trong các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Như thông lệ, từ sáng sớm ngày hôm nay, 19/2, tức ngày mùng 10 Tết Âm lịch, hàng trăm người đã xếp hàng để mua vàng trong Ngày vía Thần Tài để cầu một năm làm ăn thuận lợi.
“Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An” là chủ đề của chương trình khai xuân tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật (mùng 8 và mùng 9 Tết Giáp Thìn).
Làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) với nghề nấu xôi truyền thống vang danh đất Hà Thành. Với những giá trị độc đáo đó, nghề làm xôi nơi đây đã được ghi danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 17/2, tại Đền thờ Trạng Nguyên Lê Ích Mộc trên địa bàn huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) đã tưng bừng diễn ra Lễ Khai bút đầu Xuân Giáp Thìn và Hội thi viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ lần thứ 2 nhân kỷ niệm 486 năm Ngày mất Trạng Nguyên Lê Ích Mộc.
Ngày 17/2, tại Đền thờ Chu Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương diễn ra lễ khai bút đầu năm Giáp Thìn nhằm phát huy truyền thống "tôn sư, trọng đạo", ghi nhớ công lao "thầy giáo của muôn đời" và biểu dương khen thưởng các em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập.
Hằng năm, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng, người dân làng Phú Gia (thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội xôi tôn vinh nghề truyền thống của làng.
Ngày 17/2 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), trong không khí vui xuân năm mới Giáp Thìn 2024, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày.
Sau 4 ngày diễn ra lễ hội mùa xuân, chùa Keo gần 400 năm tuổi tọa lạc tại xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) ghi nhận lượng khách kỷ lục đến vãn cảnh, lễ Phật Thánh và tham gia các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa truyền thống đặc sắc.
Cứ đến mùng 8 tháng Giêng hàng năm, người dân làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) và khách thập phương lại có mặt tại đình làng để tham gia Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống.
Chiều hôm nay, 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), rất đông người dân đã đổ về chợ Viềng xuân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) để mua may, bán rủi, đi lễ cầu tài lộc đầu năm.