Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.
Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa đào 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Sắc Xuân hoa đào - Kết nối văn hóa”. Sự kiện diễn ra tại làng K3, xã Vĩnh Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến tham dự và thưởng ngoạn.
Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, những hộ trồng đào ở phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đang tất bật chuẩn bị những chậu hoa đào, cành đào đẹp nhất để phục vụ khách gần xa mua về trưng bày đón Tết.
Với chủ đề: "Hoa đào xứ Lạng - Sắc hồng đón Xuân", Hội chợ hoa đào xã Quảng Lạc lần thứ 8, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) được khai mạc sáng 15/1. Đây là một trong những hoạt động đầu tiên diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội hoa đào xứ Lạng năm 2025.
Hội chợ Hoa đào tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những sự kiện nổi bật trong những ngày giáp Tết Nguyên Đán. Đây không chỉ là dịp để người dân địa phương giới thiệu sản phẩm hoa đào, quất cảnh mà còn là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp giao lưu, kết nối thương mại, mở rộng thị trường. Được tổ chức vào tháng 1 hằng năm, hội chợ Hoa đào đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và kinh tế của người dân Triệu Sơn, đồng thời cũng thu hút đông đảo du khách từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh đến tham quan và mua sắm.
Hà Nội một năm có 4 mùa - 4 lần chuyển đổi đất trời khiến vùng đất màu mỡ, hoa tươi nở rộ, khoe sắc như: hoa đào, hoa sưa, hoa phượng, hoa loa kèn, hoa sữa... Cũng vì thế, vẻ đẹp Hà Nội suốt 12 tháng đều thay đổi, mỗi tháng mỗi vẻ, khiến Thủ đô trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa là bước sang năm mới Giáp Thìn 2024, hầu hết công việc của mọi gia đình để chuẩn bị đón giao thừa cũng đều đã xong xuôi. Trong ngày cuối cùng của năm âm lịch, người người "tranh thủ" đi dạo phố phường, chụp ảnh. Những cửa hàng hoa, cây cảnh cũng đợi những vị khách cuối cùng trước khi dọn hàng.
Chỉ còn chưa đến một tuần nữa là tới Tết Nguyên đán 2024. Thời điểm này, tại vườn đào Nhật Tân, vườn đào Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội), không khí đang ngày càng tấp nập, hối hả hơn. Thời tiết ấm áp khiến đào bung nở sắc hồng, tô điểm cho cái Tết đang đến thật gần.
Tối 26/1, tại Không gian sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) các vùng miền Xuân Giáp Thìn.
Những cây đào, cây quất đẹp nhất đã hội tụ về khu vực Nhật Tân, Tứ Liên (quận Tây Hồ) trong Hội thi đào, quất cảnh cấp thành phố lần đầu được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức. Hội thi không chỉ tôn vinh những nghệ nhân tài khéo, tôn vinh thú chơi cây cảnh của người Hà Nội, mà còn là dịp quảng bá thương hiệu sản phẩm đào, quất của Thủ đô, qua đó thu hút khách du lịch, gia tăng giá trị sản phẩm.
Làng Nhật Tân (nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) là nơi trồng hoa đào cảnh nổi tiếng của thành phố Hà Nội từ lâu đời. Nghề trồng đào truyền thống đã góp phần thay đổi diện mạo một vùng quê, mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.
Vài ngày qua, do thời tiết thường xuyên trên 20 độ C nên hầu hết các vườn đào ở Lạng Sơn đua nhau nở sớm. Đã vậy, do phải phòng, chống dịch Covid-19, quá trình giao thương hạn chế, sức mua của người dân giảm nên người trồng đào mất khoản thu nhập đáng kể.