Các em nhỏ vui chơi trong Hoàng thành Thăng Long.

Tôn vinh nét đẹp truyền thống của Tết Trung thu

Mùa Trung thu năm nay, niềm vui của các em nhỏ được nhân lên khi nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của Tết Trung thu cho cộng đồng, từ những đồ chơi, mâm cỗ cho đến những trò chơi dân gian xưa. Những hoạt động này còn khiến người lớn được sống lại ký ức tuổi thơ.
Những chiếc đèn xưa được làm tỉ mỉ, cầu kỳ đang trở lại trong mùa Trung thu.

Trung thu lấp lánh ánh đèn xưa...

Đã có những khoảng thời gian, các loại đèn nhấp nháy xanh đỏ rẻ tiền nhập lậu thống trị thị trường đồ chơi trung thu dành cho trẻ em. Nhưng giờ, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đã tìm tòi, phục chế những mẫu đèn truyền thống cổ xưa. Trong đó có những mẫu đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ như: đèn cá chép, đèn long ngư, đèn con cua… Mẫu đèn xưa được thêm những chi tiết mới trở nên tinh tế hơn.
Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội và Quốc tế, ngày 27/9/1958. (Nguồn: www.bqllang.gov.vn)

Những vần thơ Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi dịp Tết Trung thu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Dịp Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam độc lập năm 1945, Bác đã viết liền hai bức thư gửi các cháu. Và Trung thu những năm sau đó, Người luôn gửi thư cho thiếu nhi, trong những lá thư ấy, có cả những vần thơ Bác viết riêng cho các cháu. Cùng đọc lại những vần thơ chứa chan tình yêu bao la của Bác dành cho con trẻ trong những lá thư Người gửi các cháu mỗi dịp Tết Trung thu.
Một đám trẻ chuẩn bị rước đèn. (Ảnh trong bộ sưu tập của nhà sử học Dương Trung Quốc)

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu

Trong sách sử chính thống hoặc tư liệu, tài liệu sử để lại, chưa có thông tin nào xác định rõ nguồn gốc của Trung thu, hay còn gọi là Tết trông trăng. Chỉ biết rằng, Tết Trung thu từ rất lâu rồi không những là ngày Tết của trẻ em, mà còn là dịp thưởng thức những sản vật của mùa thu đang vào độ ngon nhất trong năm, trổ tài nấu nướng, trang trí, và cũng là lúc cả gia đình quần tụ, đoàn viên, như hình ảnh mặt trăng tròn vành vạnh.
Mâm ngũ quả của một gia đình khá giả ở Hà Nội. (Ảnh trong bộ sưu tập của nhà sử học Dương Trung Quốc)

Mâm ngũ quả

Tết Trung thu không thể thiếu được mâm ngũ quả. Ngũ quả là 5 loại quả, thường không thể thiếu những thức quả mùa thu đặc trưng như chuối, bưởi, bòng, na, hồng đỏ, hồng ngâm, thị…. Mâm ngũ quả thường bày cùng với bánh Trung thu, các con vật hoặc hoa lá được tỉa từ trái cây hay một số loại củ như cà rốt, củ cải, đu đủ xanh… Có nhà cầu kỳ bày thêm đĩa cốm đặt trên lá sen.
Một cửa hiệu bánh. (Ảnh trong bộ sưu tập của nhà sử học Dương Trung Quốc)

Bánh Trung thu

Linh hồn của mâm cỗ Trung thu là bánh nướng và bánh dẻo, còn gọi là bánh mặt trăng. Ngày nay, với những quan niệm hiện đại về sức khỏe dinh dưỡng, bánh nướng và bánh dẻo có vẻ như không được ưu tiên trong việc ăn uống, nhưng vẫn là thành phần quan trọng, không thể thiếu được trong mâm cỗ Trung thu.
Đèn lồng đủ màu sắc, hình thù được bán trên đường phố Hà Nội năm 1915. (Ảnh: Léon Busy/ Albert-Kahn Museum).

Đồ chơi Trung thu

Đồ chơi Trung thu phổ biến có hai loại là hàng thủ công sản xuất để bán và đồ chơi tự làm. Đồ chơi thủ công gồm các loại đèn, mặt nạ, đầu sư tử, ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đồ chơi bằng sắt tây… Đồ chơi tự tạo gồm nhiều loại, từ đơn giản như chiếc ống phốc, đồ chơi gấp giấy cho đến cầu kỳ một chút như đèn ông sao tự chẻ nan làm khung, tự dán giấy, các loại đèn lồng xếp giấy hoặc tự tạo bằng bìa, vỏ lon.
Đồng dao về ông "Giăng"

Đồng dao về ông "Giăng"

Không biết tự bao giờ, hình ảnh ông trăng đã xuất hiện trong các bài đồng dao của người Việt Nam. Những bài đồng dao ấy, khi thì là những bài hát ru của bà, của mẹ, khi lại xuất hiện trong những trò chơi dân gian của con trẻ...
Ông Trần Văn Bản giới thiệu về họa tiết trên khuôn mặt bánh trung thu.

Lưu giữ nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống

Cứ sát dịp Trung thu, con đường nhỏ dẫn vào thôn Thượng Cung (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội), nơi có nghề mộc lâu đời nổi tiếng lại nhộn nhịp hẳn lên khi người dân, doanh nghiệp từ nhiều nơi tìm đến nhà ông Trần Văn Bản mua khuôn bánh. Ông là người duy nhất trong thôn, cũng là thợ mộc hiếm hoi trên cả nước đến nay vẫn gắn bó với nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống.
Tết Trung thu xưa

Tết Trung thu xưa

Trung thu năm nay gặp mùa dịch dã. Tiết Thu vẫn dịu, trời Thu vẫn xanh, gió Thu vẫn mát… nhưng không có những buổi hội đêm Rằm đông đảo lung linh. Tết Trung thu trong giãn cách, lũ trẻ không được ra đường theo bố mẹ đi mua sắm đồ chơi, không được xem múa sư tử đi rong ngoài phố, không có những chương trình phá cỗ trông trăng vui với bạn bè...

Tìm lại ánh đèn Trung thu xưa

Tìm lại ánh đèn Trung thu xưa

Ðèn ông sao, đèn con thỏ, đèn cù… đã trở lại các quầy hàng, bên mâm cỗ trông trăng của trẻ nhỏ thay cho những chiếc đèn nhựa nhấp nháy xanh đỏ. Nhưng với nhà nghiên cứu Trịnh Bách, thế vẫn là chưa đủ. Thương lũ trẻ hôm nay không được biết đến nét đẹp Trung thu xưa, ông ngược xuôi trong nam, ngoài bắc, tìm kiếm các nghệ nhân, để đem cái lung linh của ánh đèn Trung thu xưa trở về…

Một số quảng cáo bánh Trung thu trên báo xưa.

Muôn kiểu quảng cáo bánh Trung thu trên báo xưa

Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

Trung thu và di sản tinh thần

Trung thu và di sản tinh thần

Trước mỗi dịp Tết Trung thu khoảng vài tháng, những người thợ thủ công của nhiều làng nghề chung quanh Hà Nội lại háo hức chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ làm đồ chơi Trung thu. Không chỉ để kiếm chút mưu sinh, họ còn mang một trọng trách vô hình là gìn giữ di sản tinh thần được trao truyền qua nhiều thế hệ. Một trọng trách mà chính họ cũng không hề nhận ra, chỉ biết nhẫn nại làm và lấy niềm vui con trẻ làm niềm hạnh phúc của mình

Trung thu xưa, trung thu nay

Tết Trung thu gắn với văn minh nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa, khi trời vào thu, người dân thường tổ chức lễ hội cầu mùa, vui chơi, ca hát. Hình ảnh Trung thu của người Việt thể hiện qua họa tiết trên trống đồng Ngọc Lũ. Tết Trung thu còn được ghi nhận tổ chức từ đầu thế kỷ thứ 12, dưới thời Lý, với các tiết mục như rước đèn, múa rối nước, đua thuyền…