Chút băn khoăn cá nhân, vì sao vào các dịp kỷ niệm ngày giải phóng và các hoạt động tiếp quản Thủ đô, thì Hà Nội lại thường được nhắc nhớ và liên hệ rất rộng bằng niềm yêu thương dồi dào đến thế?
Chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô, một số sự kiện lớn đã diễn ra và thu hút công chúng như: Triển lãm 70 năm thành tựu xây dựng và phát triển Thủ đô tại Bảo tàng Hà Nội (từ ngày 4 đến 13/10), Lễ hội Áo dài năm 2024 từ ngày 4 đến 6/10 tại Hoàng thành Thăng Long. “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” vừa được tổ chức sáng chủ nhật (6/10) tại Vườn hoa Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và không gian đi bộ khu vực hồ Gươm.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội vừa trưng bày 52 tác phẩm sơn mài về di sản văn hóa dân tộc và các địa danh thiêng liêng do họa sĩ Chu Nhật Quang sáng tác.
Từ lâu, tôi đã nghe về tài đan lát của đồng bào M’Nông sống tại Nam Tây Nguyên, với những sản phẩm cầu kỳ tinh xảo. Khi vừa đặt chân đến miền đất đại ngàn, tôi liền hỏi thăm để được tận mắt chiêm ngưỡng. Dẫn đường cho tôi là cô gái M’Nông hết sức nhiệt tình tên K Dim.
Cho đến hiện tại, nhà thơ, nhà báo Khúc Hồng Thiện, công tác tại báo Nhân Dân cuối tuần, đã “trồng: được nhiều cây chữ nghĩa, viết được mấy đầu sách trình làng và hàng trăm bài báo, bài thơ, tiểu luận. Trong đó phải kể đến các tập thơ “Chênh chao tích chèo”, “Cùng nhau nhân từ”, “Ở phía con người” và “Trẩy hội non sông” (ký sự), “Lòng dân như sóng” (chính luận)...
“Cuộc thi kịch ngắn bằng tiếng Nhật toàn quốc” vừa được phát động, do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản và Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) tổ chức, được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia - Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Viện Nghiên cứu phát triển văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục (CLEF) hỗ trợ. Cuộc thi này dành cho học sinh THCS và THPT đang học tiếng Nhật trên toàn quốc.
Kết hợp giữa trưng bày truyền thống và ứng dụng công nghệ trình chiếu, 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc được chọn lọc từ bộ sưu tập mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ ra mắt công chúng tại triển lãm “Hà Nội Sức sống và Niềm tin” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Đặt quyển sách xuống bàn, bé An con tôi chợt nói: “Con ước mai mốt con lớn con trở thành người giàu!”. Tôi cũng không ngạc nhiên nhiều, chỉ hỏi đơn giản là “tại sao”. Con bé nhanh nhảu bảo, để sau này con có thể giúp đỡ được nhiều người mà không phải suy nghĩ…
Phía sau những tiết mục rối nước cổ truyền đặc sắc của phường rối nước Hồng Phong (thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương), 16 thành viên, người trẻ cũng đã hơn 50 tuổi, người cao tuổi nhất năm nay 85 tuổi…
Mười năm qua, kỹ sư, nhiếp ảnh gia Trần Thành đã 12 lần đến với quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 trong nhiều vai trò khác nhau: kỹ sư chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt, tham gia phong trào tuổi trẻ vì biển, đảo… Sau mỗi chuyến đi, từ sự tích lũy cảm xúc, kinh nghiệm, anh tiếp tục bồi đắp thêm nhiều ý nghĩa thiết thực cho hành trình tiếp theo. Tới đây, anh đang phối hợp NXB Thông tin và Truyền thông ra mắt bộ sách ảnh đồ sộ mang tên “Biển, đảo Việt Nam”. Thời Nay đã có cuộc trò chuyện cùng anh tại thời điểm tập 1 “Biển của lòng người” sắp ra mắt.
Chúng tôi chào tuổi mới bằng một buổi chiều trốn học thêm môn Toán để xách giá đi vẽ. Kim tặng tôi một bộ sách tự luyện tiếng Anh còn tôi tặng cậu ấy chiếc máy tính Casio 580. Kim cất nó vào ba-lô với một bộ điệu không mấy hào hứng khiến tôi thoáng hụt hẫng. Có thể nó chẳng là gì so những món quà đắt tiền mà bố mẹ cậu ấy sẽ tặng nhưng là tình cảm chân thành của tôi.
Mùa điều chín đỏ, tôi phụ nội nhặt trái rụng rứt hạt đem bán cho thương lái. Nội nói những hạt điều ấy đã nuôi tôi khôn lớn, tôi cầm bàn tay nội gầy guộc, nghiêm trang bảo chính nội và tình yêu thương vô bờ bến của nội mới thật sự dìu dắt tôi đi qua những nhọc nhằn.
Nhiều người trào nước mắt khi xem những hình ảnh, tài liệu về Ngày Giải phóng Thủ đô 70 năm trước: Người dân rạng rỡ đón đoàn quân trở về; người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội, lễ chào cờ thiêng liêng chiều 10/10/1954…
Sáng 28/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu đã công bố và trao giải thưởng lớn nhất lần thứ XII - năm 2024 cho cuốn sách “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ”. Cuốn sách dày 552 trang, được bố cục thành 2 phần với 4 chương. Trong đó phần 1 là “Vùng Sài Gòn - Gia Định: Từ sơ khởi đến năm 1859”, phần 2 là “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn thời Pháp thuộc (1859 - 1945)”.
Ngày 29, 30/9, tại Thái Bình diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp”. Hội thảo do UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức. Chúng ta có thể cảm nhận lại một số đánh giá trân trọng, đề cao của người đương thời ở Trung Hoa và Triều Tiên đối với người được xem là nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thời phong kiến.
Tọa đàm khoa học “Người đọc trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại” đã đưa ra một số nhận xét về đối tượng này trong bối cảnh hôm nay, qua đó có những đề xuất thiết thực nhằm củng cố mối quan hệ tác giả - bạn đọc. Đây là những ý tưởng, nội dung đáng để tham khảo cho người viết, cho các đơn vị tổ chức sáng tác, xuất bản, quảng bá tác phẩm văn học.
Sau thời gian dài lên ý tưởng và chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 22/9 vừa qua, chương trình “GALA HAT 2024: Bản Giao Hưởng số XIII” của các học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã diễn ra thành công tại rạp Công nhân (Hà Nội).
Trong rỉ rả tiếng mưa ngày bão, nơi ngã ba giữa trung tâm phố núi, quán cơm mang tên “Chị Đẹp” - điểm hẹn của những tấm lòng giao thoa lan tỏa làm ấm thêm quán nhỏ khiêm nhường.
Tại Giải thưởng Cánh diều 2024, Điện ảnh Quân đội nhân dân đã giành Cánh diều Vàng cho phim tài liệu “Linh ảnh” - tác phẩm về hành trình phục chế các bức ảnh anh hùng liệt sĩ. Thời Nay có cuộc trò chuyện cùng Thiếu tá - đạo diễn phim Nguyễn Quang Quyết.
Mùa thu đón cô bằng những cơn mưa sụt sùi cả quãng đường từ sân bay về khu phố cổ. Chuyến bay đêm muộn mằn cất cánh chậm hơn hai tiếng so với lịch trình. Cô nhắn tin cho Linh không phải chờ rước. Cô có thể tự đi taxi về khách sạn. Chí ít cũng tròn trịa mười lăm năm cô mới ra lại Thủ đô. Quãng thời gian dằng dặc đó biết bao đổi thay, đời người cũng đi thêm một đoạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định về việc phê duyệt chủ trương “Tu bổ tài liệu lưu trữ trên nền giấy trong kho tư liệu Viện Bảo tồn di tích giai đoạn 2024 - 2025”.
Sau ba năm tạm ngưng vì dịch Covid-19, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam vừa tổ chức lễ trao giải thưởng Đào Tấn năm 2024 tại Hà Nội, vinh danh 18 cá nhân, tập thể xuất sắc trong bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Cần đề phòng, cảnh báo và xử lý kiên quyết nếu việc tạo dựng tư liệu không dựa trên Luật Di sản văn hóa và các nguyên tắc khoa học. Chúng ta tìm kiếm, sưu tầm thêm tư liệu để tôn vinh di tích, nhưng không phải bằng cách đưa những hiện vật giả vào di tích.
Tại chương trình giao lưu giới thiệu bộ sách “Tiếng Việt giàu đẹp” do NXB Trẻ vừa tổ chức, các diễn giả cho rằng, sự sáng tạo, làm mới tiếng Việt trong thời hiện đại đã và đang dẫn đến nhiều thay đổi thú vị. Thế nhưng, ngôn ngữ cần có chuẩn để nương theo, tránh bị làm cho méo mó, sai nghĩa, dẫn đến những hệ lụy không đáng có.
Trong những hoạt động đồng thời trên cả nước để lan tỏa những nghĩa cử đẹp hướng về đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai ở miền bắc, có một loạt những hoạt động đáng chú ý của giới văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.