Thiếu giáo viên, áp lực công việc với giáo viên ở huyện Mường Chà thêm nặng nề.

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại Điện Biên

Năm học 2024-2025, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Ðiện Biên tiếp tục đối diện với khó khăn do thiếu hàng nghìn giáo viên các cấp học, trong đó, riêng các môn: Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc thiếu gần 300 giáo viên. Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Ðiện Biên triển khai nhiều giải pháp khắc phục.
[Infographic] Hà Nội: Bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục

[Infographic] Hà Nội: Bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục

Theo quy hoạch mạng lưới trường học của thành phố Hà Nội, số biên chế sự nghiệp giáo dục theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 114.367 người. Trên thực tế, số biên chế sự nghiệp giáo dục hiện đang thiếu 16.004 so với định mức quy định. Thành phố sẽ bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024.
Giờ học của thầy, trò Trường trung học cơ sở dân tộc bán trú xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Ngọc Tuấn)

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các tỉnh vùng cao: Cần giải pháp ở tầm vĩ mô

Để có nguồn giáo viên bổ sung cho ngành giáo dục trong những năm tới, mới đây, tỉnh Hà Giang đã làm việc với Đại học Thái Nguyên để mở Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2023. Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ba ngành gồm: đại học giáo dục mầm non, đại học giáo dục tiểu học, cao đẳng giáo dục mầm non. 
Giờ học vẽ của học sinh điểm trường Háng Đồng C, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh NGỌC TUẤN)

Giải bài toán thiếu giáo viên ở các tỉnh miền núi phía bắc

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các môn chuyên biệt như: Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, thời gian qua một số trường học tại các tỉnh miền núi phía bắc đã đưa học sinh từ điểm lẻ về trường chính để học; điều động giáo viên dạy tăng tiết ở nhiều trường; cử giáo viên đi học văn bằng 2... Tuy nhiên, để bảo đảm đủ giáo viên các cấp học và giáo viên các môn chuyên biệt ở các tỉnh vùng cao về lâu dài vẫn cần những giải pháp căn cơ ở tầm vĩ mô.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn kiểm tra cơ sở vật chất trường học tại Trường trung học phổ thông huyện Đình Lập.

Lạng Sơn sẵn sàng bước vào năm học mới 2023-2024

Trong năm học 2023-2024, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục duy trì 670 đơn vị trường học; trong đó có 232 trường mầm non, 426 trường phổ thông, 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên... Thời gian qua, các trường học đang tích cực chuẩn bị các khâu từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đến việc ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, huy động học sinh ra lớp, sẵn sàng cho năm học mới 2023-2024.
Giờ học của học sinh Trường trung học cơ sở Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội).

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Năm học mới 2023-2024 đang đến gần, mặc dù các địa phương đã nỗ lực triển khai công tác tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên, biên chế sự nghiệp giáo dục được giao bổ sung chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế, khiến các các cơ sở giáo dục gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương cần tăng cường rà soát các quy định về chế độ làm việc, chế độ chính sách để tháo gỡ khó khăn, giúp giáo viên yên tâm, gắn bó với nghề.
Học sinh Trường tiểu học Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong ngày tựu trường.

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày khai giảng năm học mới đã cận kề nhưng nhiều tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu hàng nghìn giáo viên do không tuyển đủ mặc dù còn chỉ tiêu. Thu nhập thấp, áp lực tăng và tiêu chuẩn tuyển dụng ngày càng cao khiến tình trạng thiếu giáo viên kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến việc dạy và học.
Trường Đại học Hồng Đức ở phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa đào tạo, tuyển dụng giáo viên theo cơ cấu “chỉ định”

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng vừa ký, ban hành Quyết định số 2722/QĐ-UBND về việc giao nhiệm vụ đào tạo 200 giáo viên năm 2023 theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ cho Trường Đại học Hồng Đức và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Năm 2022, Quảng Ngãi tuyển dụng 1.053 giáo viên các cấp.

Quảng Ngãi giải quyết tình trạng thiếu giáo viên tại các huyện miền núi

Trước thực trạng thiếu giáo viên, nhất là ở các huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và các địa phương liên quan chủ động, nghiên cứu triển khai hiệu quả các giải pháp bảo đảm số lượng, chất lượng giáo viên cho năm học mới 2022-2023 và các năm học sau ở các huyện miền núi.
Năm học 2022-2023, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa có giáo viên dạy môn tin học. (Ảnh: Đội ngũ giáo viên nhà trường)

Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở Cao Bằng

Bước vào năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên ở Cao Bằng càng trở nên trầm trọng. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học này, môn tin học và tiếng Anh là môn học bắt buộc với học sinh lớp 3. Thiếu giáo viên, trong đó, giáo viên 2 môn học tiếng Anh và tin học càng thiếu nhiều, nhiều địa phương xuất hiện tình trạng “giật gấu, vá vai”, vẫn không đủ giáo viên đứng lớp.
Thầy giáo dạy học sinh đồng bào Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) viết chữ.

Quảng Bình thiếu hơn 1.800 giáo viên

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên của các cấp học; sử dụng biên chế tăng thêm theo quy định để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại các cơ sở giáo dục, sớm ổn định để bước vào năm học mới đạt hiệu quả cao.