Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng, cung cấp các nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý của cơ quan, địa phương…
Tại một đô thị được nhiều người xem là đáng sống, đáng đến như thành phố Đà Nẵng, cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài để bộ máy nhà nước phục vụ người dân có hiệu quả, đạt được sự hài lòng của người dân và tổ chức tốt trong giao dịch hành chính. Bên cạnh những thành tích đạt được, Đà Nẵng cần tiếp tục quyết liệt cải cách hành chính hiệu lực, hiệu quả hơn.
Xác định chuyển đổi số là động lực trong phát triển, các cấp, các ngành, các địa phương của thành phố Hải Phòng đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Ngày 27/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phân tích các chỉ số: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Cải cách hành chính (PAR Index); Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2023. Cùng đó, bàn giải pháp nâng cao thứ hạng các chỉ số năm 2024.
Ngày 17/4, Bộ Nội vụ, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023, Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 29/3, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023.
Với những kết quả tích cực đạt được trong năm 2023, thành phố Hà Nội tự tin bước vào năm 2024 với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cao hơn. Muốn vậy, các cấp, các ngành thành phố cần bắt tay ngay vào làm việc từ những ngày đầu năm với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” theo chủ đề công tác năm đã đề ra.
Những năm gần đây, công tác cải cách hành chính ở Ðắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh đã nghiên cứu, áp dụng nhiều sáng kiến, giải pháp trong cải cách hành chính, nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội…
Sáng 28/7, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức hội nghị đánh giá kết quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Kon Tum
Vùng đất và con người giàu truyền thống cách mạng, yêu nước, đoàn kết; ý chí và bản sắc văn hóa đã đưa tỉnh Thái Nguyên vượt qua nhiều khó khăn, đạt thành tựu toàn diện về phát triển kinh tế, xã hội, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng lên, đời sống không ngừng được cải thiện. Không hài lòng với những thành tựu đạt được, Thái Nguyên đang mang trong mình khát vọng lớn, trở thành tỉnh bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện.
Tại phiên chất vấn ngày 5/7, kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16, các đại biểu đã chỉ rõ công tác cải cách hành chính của Thủ đô thiếu quy trình nội bộ, tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số còn rất chậm… Trên cơ sở nhận diện những hạn chế, các đại biểu yêu cầu thành phố sớm có biện pháp khắc phục để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
“Nhìn lại nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, sự đồng thuận xã hội, tinh thần đại đoàn kết là yếu tố then chốt để Đảng bộ Sóc Trăng huy động sức mạnh tổng hợp, thống nhất ý chí thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới”. Đó là khẳng định của đồng chí LÂM VĂN MẪN, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân…
Ngày 31/5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chủ trì phiên họp với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh để đánh giá kết quả cải cách hành chính năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023; bàn giải pháp cải thiện các chỉ số cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh.
Ngày 18/5, tại Trung tâm hộng nhị tỉnh Hậu Giang diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023, do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phối hợp với Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, với sự tham dự của các chuyên gia, diễn giả đến từ các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 25 tỉnh, thành phố; đặc biệt là sự có mặt của hàng trăm doanh nghiệp, hội, hiệp hội từ các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Phiên họp thứ tư theo hình thức trực tuyến toàn quốc về cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số và công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật là thành tựu về kinh tế, với nhiều chỉ tiêu trong tốp dẫn đầu cả nước. Đây là thành quả của việc hoạch định chiến lược dài hạn, với những bước đi cụ thể, các giải pháp quyết liệt, đồng bộ; trong đó, xây dựng chính quyền chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả dựa trên chuyển đổi số được Bắc Ninh xác định vừa là mục tiêu và cũng là đích đến.
Sáng 18/9, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về triển khai Kế hoạch khắc phục hạn chế các chỉ số cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới.