Mưa lũ khiến 22 ha đào của hơn 270 hộ gia đình tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) bị chết, thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng.

Thiếu vốn tín dụng chính sách khôi phục sản xuất sau lũ

Mưa lũ do bão số 3 vừa qua gây thiệt hại rất lớn ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó có gần 7.400 hộ gia đình, chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, hoặc mới thoát nghèo, cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, bị thiệt hại gần 400 tỷ đồng. Hiện nay, nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách để khôi phục sản xuất, giải quyết việc làm khoảng 250 tỷ đồng, nhưng ngân hàng chưa có vốn để cho vay.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách tỉnh Yên Bái khẩn trương cho vay bổ sung nguồn vốn để người nghèo và các đối tượng chính sách khác khôi phục sản xuất kinh doanh sau mưa lũ.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi). Trong giai đoạn này, mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái là quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai để bà con sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.

Tây Ninh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ nguồn tín dụng chính sách

Trong 10 năm qua, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 22/11/2014) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; nguồn vốn này có vai trò quan trọng và góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trong từng năm, từng giai đoạn tại tỉnh Tây Ninh. Nhờ đó, gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, mảnh đất chiến khu Tây Ninh đầy bom đạn năm nào, nay đã thay da đổi thịt.
Chia sẻ những khó khăn với gia đình ông Lý Văn Vùng ở thôn Nà Bấc, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) khi toàn bộ ngôi nhà và tài sản bị dòng nước lũ cuốn trôi mất hết.

Ngân hàng Chính sách xã hội chia sẻ, hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội đã ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ đồng bào các tỉnh đang bị thiệt hại do mưa lũ nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ổn định cuộc sống; đồng thời cử các đoàn công tác đến những địa phương bị ảnh hưởng bão số 3 để chia buồn, thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con có hoàn cảnh khó khăn ảnh hưởng bởi mưa bão.
Hội Nông dân xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trao tặng bò sinh sản cho gia đình hội viên nghèo.

Hiệu quả từ phong trào nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Tỉnh Hà Nam hiện có 75% dân số là nông dân, trong đó có hơn 151 nghìn hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ổn định ở 105 cơ sở. Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp hội nông dân trong tỉnh triển khai sâu rộng góp phần quan trọng trong nâng cao đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn.
Dự án nhà ở xã hội ở quận 2, TP Hồ Chí Minh.

Điều chỉnh lãi suất, bảo đảm tính bền vững của chương trình nhà ở xã hội

Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm. Mức lãi suất mới này được điều chỉnh nhằm bảo đảm tính bền vững của chương trình cho vay và giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên giải ngân vốn vay ưu đãi cho người dân thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng chính sách xã hội.

Chính sách tín dụng giúp người dân vượt khó

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm, đưa công tác tín dụng chính sách xã hội vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; gắn việc huy động và sử dụng nguồn vốn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Anh Nguyễn Văn Keo (dân tộc Raglai, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam) chăm sóc ruộng ngô.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện chủ trương giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên kiểm tra hiệu quả vốn vay đối với đồng bào Dao xã Tân Phượng. (Ảnh: THANH SƠN)

Tạo lực đẩy giúp đồng bào thiểu số phát triển

Với 16 chương trình tín dụng chính sách, người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được vay vốn đã tích cực mua giống, cây trồng, vật nuôi, tạo lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Có 3.100 hộ nghèo, hộ thu nhập thấp được vay vốn làm nhà ở mới, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của Yên Bái hằng năm từ 4- 5%, đưa 108 xã của Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới.
"Phiên chợ của tình người" do Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, huyện Quảng Xương tổ chức. (Ảnh MẠNH CƯỜNG)

Việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù

Để giúp người từng một thời lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng cần nhiều biện pháp đồng bộ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, để họ tái hòa nhập bền vững, vấn đề quan trọng mang tính quyết định chính là tạo cho họ việc làm với thu nhập ổn định. Làm tốt công tác này không những thực hiện chính sách nhân đạo đối với người từng phạm tội, mà còn góp phần giữ vững ổn định an ninh-trật tự, phòng ngừa tội phạm.
Tư vấn việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng tại thành phố Tam Kỳ.

Quảng Nam: Hơn 300 người tham gia Ngày hội việc làm cho người hoàn lương

Ngày 2/11, tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam tổ chức Ngày hội việc làm cho người hoàn lương hòa nhập cộng đồng. Đây là lần đầu tiên Ngày hội việc làm cho người hoàn lương hòa nhập cộng đồng được tổ chức để tư vấn về vay vốn hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề.
Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách cho thanh niên năm 2023 tại huyện Vĩnh Linh.

Giúp thanh niên khởi nghiệp

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, tạo việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập. Thời gian qua, sự phối hợp giữa Tỉnh đoàn Quảng Trị và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị trong vấn đề hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp từ vốn tín dụng chính sách luôn được đặc biệt quan tâm và hoạt động hiệu quả.