Khu vực có nguy cơ sạt lở rất cao ở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy khiến 17 hộ dân buộc phải di dời khẩn cấp.

Quảng Bình khẩn trương làm nhà tạm cho 17 hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở ở bản Tân Ly

Ngày 15/11, Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa quyết định trích từ nguồn ngân sách dự phòng năm 2024 để làm nhà tạm cư cho 17 hộ dân tại bản Tân Ly, xã Lâm Thủy phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở trong đợt mưa lũ cuối tháng 10 vừa qua.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, phó thôn Thạch Nham Đông mong muốn sớm có phương án triển khai giúp nhân dân.

Sớm triển khai hệ thống thoát nước cho người dân Thạch Nham Đông

Hai năm trước, mưa lớn đã làm đập Hố Dư vỡ, tạo thành một đợt lũ lớn tràn về thôn Thạch Nham Đông (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Từ đó đến nay, mỗi lần mưa to tình trạng ngập lại diễn ra tại khu vực tổ 2, tổ 3. Người dân mong muốn sớm được triển khai phương án thoát nước để yên tâm trong mùa mưa bão.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang (thứ 4 từ phải qua) lội nước lụt đến thăm bà con ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 31/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang cùng đoàn công tác của tỉnh đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và thăm, động viên người dân bị ảnh hưởng thiên tai ở 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Cùng đi có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Đồng chí Võ Văn Hưng trao quà hỗ trợ người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Vĩnh Lâm.

Chủ tịch tỉnh Quảng Trị kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả lũ lụt

Ngày 29/10, Đoàn công tác của Ủy ban nhân tỉnh Quảng Trị do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng làm Trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 6 gây ra mưa lũ lớn tại huyện Vĩnh Linh, địa phương thiệt hại nặng nhất tỉnh.
Ảnh minh họa.

Độ ẩm đất bão hòa, cảnh báo lũ quét, sạt lở từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa lũ tại nhiều huyện ở các khu vực trên.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Lê Văn Tuyến trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì tặng Công an tỉnh Lào Cai; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba tặng Công an tỉnh Cao Bằng, Công an tỉnh Yên Bái và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc.

Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân là trên hết, trước hết

Ứng phó với cơn bão số 3, Bộ Công an đã huy động 100% cán bộ, chiến sĩ, nhất là lực lượng Công an xã và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở ngày đêm không quản ngại khó khăn, gian khổ, tích cực triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện, tài sản; tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích, cấp cứu người bị nạn, giúp an táng người thiệt mạng, cùng nhân dân dọn dẹp môi trường, ổn định sinh hoạt…
Bệnh nhân T.V.Đ nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da sau mưa lũ

Cơn lũ lịch sử sau bão số 3 khiến nước ngập sâu nhiều địa bàn ở Thái Nguyên, Yên Bái, làm cho nhiều gia đình phải sinh hoạt trong điều kiện nước lũ ô nhiễm, tiếp xúc với bùn, đất. Ghi nhận thời gian vừa qua, có không ít bệnh nhân phải nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh cảnh nặng nề bởi những bệnh sau mưa lũ. 
Bốc xếp hàng hóa hỗ trợ người dân tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Bằng.

Công khai, minh bạch trong phân bổ hỗ trợ cho người dân

Tháng 9, những cơn mưa xối xả, kéo dài, các vụ sạt lở đất ở tỉnh Cao Bằng gây hậu quả nặng nề khiến nhiều người dân mất người thân, mất nhà ở, thiệt hại tài sản. Trong bối cảnh đó, tình dân tộc, nghĩa đồng bào đã được thổi bùng, nhân rộng trong cộng đồng, người dân. Nhiều tập thể, cá nhân đã ủng hộ, hỗ trợ người dân ở Cao Bằng hàng trăm tỷ đồng; hàng trăm tấn hàng hóa, đồ dùng, nhu yếu phẩm.