Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, bảo đảm thu nhập, đời sống cho hàng chục nghìn người lao động, trong những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tích cực đi đầu trong các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Nhất là những thời điểm xảy ra thiên tai lịch sử tại miền bắc như trong tháng 9 vừa qua.
Bão số 3 đi qua khiến ngành du lịch Lào Cai chịu những dư chấn nặng nề. Thiệt hại về cơ sở vật chất của doanh nghiệp du lịch là gần 17 tỷ đồng. Nhưng những thiệt hại do việc hoãn, hủy hợp đồng và bồi thường cho khách du lịch thì lớn hơn nhiều. Ước tính quý IV/2024 tổng thu từ khách du lịch Lào Cai sẽ giảm 2.400 tỷ đồng và giảm hơn một triệu lượt khách...
Ngày 11/10, tại phiên họp chuyên đề tháng 10, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh yêu cầu: Công tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 cần thực hiện sớm, bởi đây không chỉ là sự động viên, chia sẻ, mà còn thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của chính quyền với người dân trong thiên tai.
Là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do bão Yagi, người dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đang gặp nhiều khó khăn tái thiết lại cuộc sống. Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Việt Nam vừa có chuỗi hoạt động hỗ trợ để giúp bà con nơi đây khắc phục được những khó khăn trước mắt.
Ngày 9/10, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng Ngô Hùng cho biết, đến nay, ngoài hàng hóa thiết yếu, tỉnh đã tiếp nhận hơn 12 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc khắc phục thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra.
Ngay sau bão số 3, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn, kịp thời nắm bắt khó khăn để chỉ đạo tập trung tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhanh chóng phục hồi. Các địa phương và doanh nghiệp đã khẩn trương bắt tay ngay vào khắc phục hậu quả thiên tai, “chạy đua” với thời gian để sớm hoạt động trở lại phục vụ mùa khách du lịch tàu biển.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam tổng hợp đánh giá, bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã làm thiệt hại ước tính khoảng 793,4 tỷ đồng; trong đó, ngành chăn nuôi, thủy sản thiệt hại khoảng 230 tỷ đồng. Tỉnh Hà Nam chỉ đạo ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân tập trung khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất chăn nuôi, thủy sản ngay sau mưa lũ.
Chiều 8/10, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và đoàn công tác đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuất nhập khẩu, 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh và thực hiện Kết luận tại các Thông báo của Văn phòng Chính phủ.
Chiều 8/10, thừa ủy quyền của Bộ Công an, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức trao tặng 2 tỷ đồng nhằm chung tay hỗ trợ nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.
Sáng 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Thông qua các hoạt động thiết thực và ý nghĩa, SHB đã đóng góp cho Chương trình Phát động ủng hộ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn quốc và triển khai miễn giảm lãi cho khách hàng, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ, ước tính lên đến gần 150 tỷ đồng.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất rau màu ở các tỉnh phía bắc. Những ngày qua, tranh thủ nước rút, người dân các địa phương đã tập trung khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, việc tái sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề nguồn cung cây giống, hạt giống các loại rau màu.
Ngày 7/10, tại xã Xuân Hòa, Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình "Mang sinh kế cho bà con vùng bão lũ” năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Báo Nông thôn ngày nay tổ chức nhằm hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Sáng 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia...; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới…
Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, sau bão số 3 vừa qua, nguy cơ nợ xấu tăng lên tiếp tục hiện hữu khi dư nợ thiệt hại ước tính sơ bộ có thể lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Những yếu tố này càng khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, đòi hỏi phải có thêm hướng tháo gỡ từ cơ chế, chính sách.
Ngày 5/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa, lũ do hoàn lưu bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh.
Trong quý III, lực lượng Công an phát huy vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu với tinh thần khẩn trương “thần tốc” nhất, nỗ lực lớn nhất, mục tiêu cao nhất là “cứu dân, bảo đảm an toàn cho nhân dân” trong ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương, được Đảng, Nhà nước, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều tấm gương, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ không quản ngại gian khổ, nguy hiểm, đoàn kết, kiên cường vượt mọi khó khăn, thậm chí bị thương, hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ.
Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào các tỉnh phía bắc, gây ra những đợt mưa, lũ lớn làm thiệt hại nghiêm trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương. Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, đây là giai đoạn quan trọng, cấp bách về hỗ trợ để cùng bà con khôi phục sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội và nhu cầu thực phẩm cuối năm.
Sau bão số 3, theo thống kê, chỉ riêng tại Hà Nội đã có tới 40.000 cây xanh gãy đổ, trong đó có tới 11.756 cây do thành phố quản lý. Hà Nội cũng đang khẩn trương lên kế hoạch “cứu” hơn 4.000 cây… còn khả năng phục hồi.
Hơn 75 nghìn hũ sản phẩm váng sữa và phô-mai tươi trị giá một tỷ đồng được dành để hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão số 3 ở 4 tỉnh miền núi phía bắc.
Kể từ 17 giờ ngày 3/10, tỉnh Yên Bái cấm tất cả các phương tiện và người lưu thông qua cầu Yên Bái. Các đơn vị chức năng tổ chức phân luồng giao thông đi lại qua cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán và các cầu khác trên địa bàn thành phố.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình vừa gửi báo cáo đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc rà soát, đánh giá các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều do bão số 3, mưa lũ gây ra và nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa để bảo đảm an toàn.
Trận lũ lụt lịch sử vừa qua để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên với gần 10 nghìn ha lúa, hoa màu, cây trồng bị thiệt hại; hơn 380 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 560ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sau lũ, nông dân đang tích cực “tái thiết” để từng bước ổn định sản xuất, cuộc sống.
Cơn bão số 3 đã qua đi, nhưng công tác tái thiết cuộc sống cho người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ngày 2/10, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp chính quyền 2 tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang và Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) nhanh chóng triển khai các hoạt động hỗ trợ, trực tiếp chung tay giúp bà con khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngày 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói đến thời điểm này, bằng tất cả nỗ lực và trách nhiệm, các ngân hàng thương mại đang chủ động trở thành “điểm tựa” để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và mưa lũ, từng bước ổn định đời sống, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhằm chung tay giúp đỡ các địa phương khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) gây ra, với tư cách là đơn vị đồng hành Giải Marathon Quốc tế VTV LPBank 2024 tổ chức tại Cát Bà (Hải Phòng) ngày 19/10, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) sẽ trích 100.000 đồng cho mỗi BIB (mỗi vận động viên) được bán ra kể từ ngày 10/9, đồng thời với mỗi km chạy của các vận động viên sẽ trích tương ứng 10.000 VNĐ. Toàn bộ số tiền nêu trên sẽ được dùng để giúp đỡ người dân vùng chịu thiệt hại bão lũ khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.
Sáng 2/10, Báo Nhân Dân phối hợp một số doanh nghiệp đã trao tặng 100 triệu đồng cho người dân huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) để hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3. Đồng thời, đoàn trao tủ sách Hocdoc.vn tặng Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Bảo Lạc.
Do sự tàn phá của bão số 3, nhiều cây trên các núi đá vôi trên Vịnh Hạ Long bị đổ gãy, chết, tạo các cành, lá khô, dẫn đến nguy cơ cháy thảm thực vật rất cao, nhất là vào mùa hanh khô đang tới.
Ngân hàng Nhà nước vừa lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.