Từ ngày 27/10 đến ngày 5/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà sưu tập đã tập hợp tranh trưng bày tưởng nhớ cố họa sĩ Hồ Hữu Thủ nhân 49 ngày ông mất.
Với lịch sử phát triển hơn một thế kỷ, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) là một trong những làng nghề thủ công truyền thống được kế thừa và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Nhóm "Tam giác mạch" vừa trở lại với người yêu mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh bằng triển lãm lần thứ 4 kể từ khi thành lập. Vẫn với chất liệu sơn mài truyền thống, triển lãm Tam giác mạch 4 lần này tiếp tục mang đến cho người thưởng lãm nhiều cảm xúc bởi vẻ đẹp và sức sống toát lên từ gần 100 tác phẩm được trưng bày.
Sử dụng vật liệu sơn mài, khảm trai, đồng đúc áp dụng vào thiết kế tạo nên bản sắc riêng biệt Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài, là một hướng đi của nhiều đơn vị kiến trúc và thiết kế nội thất của Việt Nam với một tâm ý, không để những nghề truyền thống của Việt Nam bị mai một phí hoài.
Sau nhiều năm gắn bó sơn mài với các giải thưởng danh tiếng trong nước và quốc tế, họa sĩ Nguyễn Huy Hoàng đã gây bất ngờ với công chúng khi giới thiệu loạt tác phẩm sơn dầu trừu tượng tại Triển lãm tranh “Cấu trúc” tại phòng trưng bày Art Space- số 42- Yết Kiêu (Hà Nội) do Lunet Art thực hiện, khai mạc chiều 20/8.
Sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) là làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, có nhiều sản phẩm trang trí, đồ lưu niệm hấp dẫn. Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, nhiều người chuyển sang làm sơn mài "công nghiệp" bằng cách thay chất liệu, rút bớt công đoạn. Tuy nhiên, nghệ nhân Vũ Huy Mến vẫn kiên trì gìn giữ sơn mài truyền thống, sử dụng sơn ta và giữ vững các công đoạn, bởi với ông, chính việc gìn giữ nét đẹp truyền thống này mới thật sự tạo tương lai cho làng nghề.
Những năm gần đây, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, các nghệ nhân trên mọi miền đất nước lại cho ra mắt những sáng tạo kỳ linh con giáp. Ðón năm mới Giáp Thìn 2024, nhiều tác phẩm về rồng đã ra mắt, không chỉ thu hút sự quan tâm về số lượng và kích cỡ mà còn độc đáo về hình thức thể hiện và tính nghệ thuật, trong đó độc đáo là hai bộ sưu tập "1.000 tạo tác rồng tiên" và "Vũ điệu Bách Long" của hai nghệ nhân vùng đất cổ Ðường Lâm và Dương Kinh xưa.
Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi, giữa hội họa và trang trí, giữa hình màu vật chất và hình màu nhận thức, để làm mới chất liệu sơn mài trong từng tác phẩm.
Bằng những rung cảm tinh tế từ lòng yêu người, cố họa sĩ Trần Tuấn Lân và con trai ông - họa sĩ Trần Tuấn Long đã khắc họa nên những tác phẩm hội họa đặc sắc qua chất liệu sơn mài, để lại những dấu ấn khó quên trong lòng công chúng.
Sau 71 năm, kể từ triển lãm lần đầu với 30 tác phẩm sơn mài tại Sài Gòn vào tháng 1/1952, người dân Thành phố Hồ Chí Minh mới có dịp “tái ngộ”, thưởng thức tranh của họa sĩ Trần Phúc Duyên trong một sự kiện văn hóa mang đậm màu sắc di sản.
Từ ngày 2 đến 8/8 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, The Muse Art tổ chức Triển lãm “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” với sự tham gia của 10 họa sĩ tên tuổi.
Chiều 12/7, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, triển lãm “Hội họa Việt trên chất liệu truyền thống” đã khai mạc, với sự tham dự của đông đảo kiều bào sinh sống tại Paris, cũng như công chúng Pháp yêu thích hội họa và văn hóa Việt Nam.
Hùng nhỏ thó, lọt thỏm bên những bức tranh khổ lớn, chỉnh trang sắp đặt, chốc chốc lại đứng cách xa lặng ngắm thành quả của mình đang được trang hoàng chuẩn bị cho giờ phút khai mạc triển lãm. Xin hãy nhẹ tay - Thầm thì - Tôi ở đây, thật khẽ khàng, nín lặng, thả lỏng tâm trí giữa những tác phẩm của Hùng, nghe chúng lao xao, để cảm giác được tiếng rì rầm của vạn vật, tiếng trở mình của cỏ cây hoa lá và cả tiếng sẽ sàng của những bước chân thiếu nữ đương tuổi mộng mơ tròn đầy...
Từ ngày 3 đến 12/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Hào khí Thăng Long” giới thiệu đến công chúng yêu hội họa những tác phẩm đặc sắc của hai họa sĩ lão thành Nguyễn Anh Thường và Vũ Hồng Ngọc.
Hơn 100 sản phẩm, bộ sản phẩm sơn mài đặc sắc được tuyển chọn và trưng bày tại triển lãm Sản phẩm sơn mài Việt Nam, chính thức khai mạc sáng nay (28/11) tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Đây là triển lãm hội tụ những tinh túy của các nghệ nhân đã và đang gắn bó máu thịt với nghệ thuật sơn mài.
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội), triển lãm “Anh Em Vol.2” vừa ra mắt, trưng bày 34 tác phẩm của 5 họa sĩ Vũ Thái Bình, Cấn Mạnh Tưởng, Nguyễn Cao Hoàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Thế Anh.
Tại Trung tâm thông tin triển lãm Hà Nội (93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), triển lãm “Chuyện nghề” trưng bày sản phẩm sáng tạo của 5 nghệ nhân tài hoa là một điểm nhấn thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan trong dịp cuối tuần này.
Tại Hà Nội, Triển lãm “Sợi kết nối” diễn ra từ ngày 19/8 đến hết 11/9, giới thiệu tới công chúng gần 80 tác phẩm của các họa sĩ trẻ và nghệ nhân làng nghề lụa Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Những ngày này, tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đang gấp rút để hoàn thành dự án đầy ý nghĩa chào đón năm mới Nhâm Dần. 2.022 con hổ bằng các vật liệu độc đáo như gỗ mít, đá ong đang dần được hình thành.
Họa sĩ Chu Mạnh Chấn là một trong những họa sĩ thời kỳ đầu về sơn mài của Trường Mỹ Thuật thủ công mỹ nghệ ở Hà Đông. Các tác phẩm của ông giản dị, gần gũi, tỉ mỉ như con người ông vậy. Triển lãm riêng ở độ tuổi gần 90 mang tên “Miền ký ức” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính là những câu chuyện đặc biệt kể về xứ Đoài – quê hương ông.