Các đại diện đến từ 175 quốc gia đang nhóm họp tại Kenya nhằm xây dựng hiệp ước quốc tế đầu tiên về giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán đối mặt nhiều khó khăn do những khác biệt về mục tiêu và tham vọng của các nước.
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên biển và ven bờ biển có xu hướng gia tăng đáng báo động ở Việt Nam. Tại khu vực miền trung, rác thải nhựa ven biển đang trở thành nỗi ám ảnh, tác động đến đời sống, sức khỏe của người dân, thậm chí có nguy cơ dẫn tới thảm họa đối với môi trường.
Hơn 12 năm qua, anh Đào Đặng Công Trung (sinh năm 1980, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) lặng thầm nhặt rác, với mong muốn bé nhỏ sẽ lan tỏa được thông điệp sống xanh, bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa… đến mọi người.
Ngày 26/7, tại Hà Nội, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác khu vực hướng tới Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa”, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các quốc gia thuộc Đối tác Quản lý Môi trường Biển Đông Á (PEMSEA) và các nước không phải thành viên khác.
Năm 2022, ngành nông nghiệp nước ta có nhiều khởi sắc, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản vượt kế hoạch đề ra. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.
Nhân Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) kêu gọi thế giới chung tay hành động để giảm rác thải nhựa.
Hưởng ứng ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ phát động “Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới” nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, tạo thêm nhiều hành động thực tiễn có sức lan tỏa để nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP phê duyệt “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân về các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp mà Chiến lược đề ra.
Việc gia tăng chất thải nhựa, túi ni-lông đang gây áp lực lên môi trường ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) có chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động chiến dịch “chống ô nhiễm nhựa” nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, chiều 4/6, tại Hải Phòng, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo: Kinh tế tuần hoàn hướng tới bảo vệ môi trường và xanh hóa các ngành kinh tế.
Xử lý ô nhiễm nhựa là thông điệp Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn làm chủ đề cho Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2023. Lời kêu gọi bảo vệ hành tinh trước mối đe dọa nguy hiểm này được đưa ra trong bối cảnh các nước đang thúc đẩy đàm phán nhằm đạt thỏa thuận chống ô nhiễm rác thải nhựa vào năm 2024.
Ngày 27/5, trước thềm Phiên đàm phán thứ hai của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Thỏa thuận quốc tế về chấm dứt ô nhiễm nhựa (CIN-2), đại diện của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã được tổ chức tại trụ sở UNESCO ở Paris theo sáng kiến của nước chủ nhà Pháp.
Ban tổ chức Thế vận hội Olympic Paris 2024 mong muốn giảm 50% lượng khí thải carbon so với Thế vận hội Mùa hè trước đó ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 2016 và London (Anh) năm 2012.
Những năm gần đây, sự phát triển nhanh, mạnh của du lịch đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Song hoạt động du lịch cũng làm gia tăng lượng rác thải nhựa, gây áp lực lớn lên môi trường, đe dọa sự phát triển bền vững. Làm thế nào để giải quyết thách thức này đang là đòi hỏi cấp thiết đối với du lịch Việt Nam, nhất là khi tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng của ngành “công nghiệp không khói” toàn cầu.
Quy tụ hơn 600 người đứng đầu các chính phủ và doanh nghiệp trên thế giới, Hội nghị Đại dương của chúng ta (Our Ocean) lần thứ 8 đang diễn ra tại Panama là cơ hội để cộng đồng quốc tế cùng phát huy tinh thần trách nhiệm, chung tay bảo vệ hệ sinh thái đại dương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay đang ở mức đáng báo động.
Việc sử dụng đồ nhựa ở các nước G20 sẽ tăng gần gấp đôi vào giữa thế kỷ này nếu không có một hiệp ước toàn cầu toàn diện và ràng buộc về mặt pháp lý để hạn chế việc tiêu thụ đồ nhựa.
Ngày 15/2, Cục Kiểm soát ô nhiễm (PCD) thuộc Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Thái Lan cho biết, nhờ những chiến dịch vận động và tuyên truyền hiệu quả, lượng túi nhựa được sử dụng ở nước này đã giảm đáng kể trong vòng ba năm qua, với số lượng túi nhựa cắt giảm đạt hơn 148.000 tấn.
Sáng 16/2, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức lễ khởi động dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”.
Tỉnh Tuyên Quang đề ra mục tiêu đến năm 2025, 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế; 96% chất thải rắn thông thường trên địa bàn được xử lý đạt tiêu chuẩn.
Để phong trào chống rác thải nhựa đạt hiệu quả và đi vào cuộc sống, cần sự chung tay của các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai các hoạt động ý nghĩa, thiết thực này, góp phần bảo vệ môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng rác thải ra biển khoảng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển trên toàn thế giới). Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương, Việt Nam đã ban hành được hệ thống chính sách, pháp luật để thực hiện vấn đề nêu trên.
Từ hàng chục năm nay, gần 200 hộ dân tại thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) đã mưu sinh bằng nghề thu mua, sơ chế nhựa, biến ngôi làng bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa thành "thủ phủ" phế liệu ven đô.
Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã và đang trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy vậy, môi trường trên đảo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng rác từ sinh hoạt và hoạt động du lịch, đặc biệt là rác thải nhựa.
Sáng 19/8, tại thành phố Tuy Hòa, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc chương trình “Triển lãm ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa”. Triển lãm tổ chức từ ngày 19-21/8/2022.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, Đối tác hành động về Nhựa và Sức khỏe (PHA) cùng với FHI 360 đồng tổ chức Hội thảo “Tác động sức khỏe của chất thải nhựa - Các khuyến nghị chính sách và can thiệp ở Việt Nam”.
Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã và đang trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy vậy, môi trường trên đảo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng rác từ sinh hoạt và hoạt động du lịch, đặc biệt là rác thải nhựa. Cô Tô đang thực hiện các giải pháp làm sạch các bãi biển.
Sau hơn 2 tháng phát động, cuộc thi “PLASPICS HUNTER - Thợ săn ảnh nhựa” đã kết thúc tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các tác giả dự thi và công chúng. Theo đó, 11 tác phẩm xuất sắc nhất được xướng tên trong lễ trao giải với tổng giá trị giải thưởng lên đến 28 triệu đồng.
Lệnh cấm được áp dụng với các sản phẩm nhựa dùng một lần gồm ống hút, tăm bông ngoáy tai, dao, muỗng, nĩa, màng bọc, que nhựa để gắn bóng bay, kẹo và kem, hộp đựng thuốc lá, và một số sản phẩm khác.
Nhân loại cần có những đại dương khỏe mạnh - đó là thông điệp được đưa ra tại Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) khai mạc vào ngày 27/6 tại thủ đô Lisbon (Bồ Đào Nha), sau một thời gian dài bị trì hoãn.
Những bức ảnh từ cuộc thi sẽ là tài nguyên để Đối tác hành động về Nhựa và sức khỏe (PHA) xây dựng một nền tảng số công cộng chia sẻ dữ liệu khoa học và khoa học công dân về rác thải nhựa và sức khỏe, nhằm nâng cao nhận thức, năng lực của người dân và thay đổi hành vi, thúc đẩy các thực hành xanh cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các giải pháp về rác thải nhựa và sức khỏe.