Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 371/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển đô thị thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, đến năm 2035.
Ước tính mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng hơn 70 nghìn tấn rác thải, tuy nhiên, chỉ có 15% lượng rác này được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng. Việc xử lý rác thải cần được tiếp cận một cách bài bản và hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích áp dụng công nghệ tái chế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm, dự báo đến năm 2025, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 1.590 tấn/ngày.
Ngày 16/8, tại thành phố Hải Phòng, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo Trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương khu vực phía bắc và miền trung.
Sáng 17/6, Hội thảo khoa học “Đổi mới quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Bình Định” đã diễn ra tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) với gần 70 đại biểu tham dự.
Để chuẩn bị triển khai Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng bộ từ năm 2026, từ tháng 6/2024, 23 phường, gồm phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng), phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình), phường Phú Đô, Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm), phường Nam Đồng (quận Đống Đa) và 18 phường của quận Hoàn Kiếm thí điểm phân loại rác thải từ nguồn thải.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt; thực hiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gấp rút hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ đạo các địa phương triển khai những quy định nêu trên.
Theo đại diện lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tiêu chí tỉnh đề ra trong lựa chọn là một nhà đầu tư thực hiện đồng thời hai dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt, phát điện trong Khu xử lý chất thải tập trung tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ và Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt tại huyện Côn Ðảo.
Chiều 28/3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2024-2027, với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và đại diện các đơn vị chức năng thuộc hai đơn vị.
Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường ở một số nơi suy giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân. Ðể khắc phục tình trạng này, ngành tài nguyên và môi trường, chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái trên địa bàn mình quản lý.
Hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 10 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt; trong đó, chất thải nhựa, chất thải khác có thể tái chế chiếm tỷ trọng cao (với khoảng 1.800 tấn).
Ngày 15/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội nghị Nhóm công tác triển khai Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) Việt Nam, với chủ đề “Tạo động lực chung tay hành động giảm ô nhiễm nhựa”, với sự tham dự của các bộ, ngành, các doanh nghiệp, các hiệp hội và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Ngày 9/12, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo “Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt - Thực trạng và giải pháp” với mục tiêu cung cấp khái quát một bức tranh toàn cảnh về thực trạng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bảo đảm môi trường cho người dân và khu dân cư, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Đắk Nông.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, nhất là chất lượng môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại nhiều nơi suy giảm mạnh. Trước thực trạng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiều giải pháp nhằm sớm ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay.
Để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2546/QĐ-UBND về danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể, đến hết năm 2025, tất cả các làng nghề được thành phố công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường; đến năm 2030, 100% số làng nghề khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường và hoàn thành di dời cơ sở sản xuất này vào khu, cụm, điểm công nghiệp...
Ngày 16/8, tại khu vực cửa biển Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh), Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ phát động tháng ra quân vệ sinh môi trường, vì môi trường xanh-sạch-đẹp.
Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2014, gồm 17 khu xử lý chất thải, trong đó thành phố nâng cấp, mở rộng tám khu hiện có và đầu tư mới chín khu với công nghệ xử lý hiện đại. Nhưng đến nay nhiều dự án chậm triển khai, ảnh hưởng đến việc xử lý rác thải trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, do lượng rác thải nói chung và chất thải rắn đô thị ngày càng tăng, gây áp lực lớn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Thủ đô. Đây là vấn đề “nóng”, đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành, các cấp, sự thay đổi nhận thức của mỗi người dân trong việc thu gom và xử lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Lần đầu tiên Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam (WETV) sẽ được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ hội để thành phố tăng cường nguồn lực tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”.
UBND tỉnh Phú Yên vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty trách nhiện hữu hạn (TNHH) Quang Sơn, địa chỉ trụ sở chính 20 Lý Tự Trọng, phường 7, thành phố Tuy Hòa, với tổng số tiền phạt 995,4 triệu đồng.
Ngày 16/12, tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng xanh T&J tổ chức lễ ký kết đầu tư và khởi động dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới thời gian qua, tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm, coi trọng nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nhờ vậy, đến nay bộ mặt nhiều làng quê được đổi mới, đời sống người dân cũng được nâng cao.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, để giải quyết vấn đề rác thải gây ô nhiễm thì bên cạnh việc thay đổi cách xử lý rác cần sớm thúc đẩy, khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác.