“Công nghệ số tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với văn chương” là chủ đề đáng chú ý thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và bạn đọc qua tọa đàm do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phối hợp Công ty cổ phần sách điện tử Waka tổ chức. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, hoạt động sáng tác và lan tỏa tác phẩm đang gặp nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt không ít thách thức.
Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".
Thời gian qua, nhiều Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) các tỉnh phía bắc đã tổ chức trại sáng tác, lớp bồi dưỡng dành cho đội ngũ cây bút trẻ, chủ yếu đang là học sinh tại địa phương. Hoạt động sôi nổi, ý nghĩa này đã góp phần đáng kể trong việc khích lệ, bổ trợ niềm đam mê, kỹ năng sáng tác văn học để các tác giả nỗ lực hơn, tỏa sáng hơn.
Cầm tập thơ Tình yêu mạnh như nước (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2024) của nhà thơ, nhà báo Hà Phương (tên khai sinh là Đỗ Thị Thanh), tôi chợt nhớ tới những điều từng được nghe, được đọc về những đoàn quân là sinh viên đã “tốt nghiệp sớm” đại học, để lên đường vào miền nam chiến đấu.
Trong kho tàng âm nhạc của Trịnh Công Sơn, có một điều thú vị là có gần 100 ca khúc được ông sáng tác ngay tại Gác Trịnh (số 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế). Trịnh Công Sơn đã rời xa cõi tạm 23 năm, chừng ấy thời gian đủ để người yêu nhạc của ông thêm trân quý tài năng hiếm có này.
Sáng 4/6, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ra mắt tuyển tập thơ thiếu nhi “Sài Gòn của em”. Chương trình nằm trong khuôn khổ Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V, năm 2024.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến sinh ngày 15/2/1835, mất ngày 5/2/1909 (tức ngày rằm tháng Giêng năm Kỷ Dậu) thọ 75 tuổi, tại làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ là chủ đề tọa đàm văn học được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sáng ngày 24/2 (tức rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn) trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Sáng 20/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Hải Như (1923- 2023), Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp gia đình nhà thơ tổ chức tọa đàm “Nhà thơ Hải Như-Một thế kỷ suy tư”.
Văn Cao (15/11/1923 - 10/7/1995) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.
Một cuộc tọa đàm về nhà thơ Đỗ Nam Cao do Hội Nhà văn Thành phố và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Các đại biểu, những người bạn, đồng đội cũ và đông đảo người yêu thơ Đỗ Nam Cao đã có dịp ôn lại những kỷ niệm và thưởng thức những bài thơ hay của ông. Dù đã rời cõi tạm 12 năm, nhưng những ký ức về nhà thơ Đỗ Nam Cao vẫn còn in đậm trong tâm trí mọi người.
Tôi còn nhớ, tháng 2 năm 1971, đơn vị hành quân trên đường Hồ Chí Minh, Trường Sơn, một đêm, đã nằm võng nhưng chưa ngủ, tôi nghe người bạn bên cạnh mở radio, chương trình “Tiếng thơ” của Đài Tiếng nói Việt Nam, nghệ sĩ ngâm bài thơ “Tôi đi trên những con đường rừng cũ” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh). Tôi nhớ nhất hai câu thơ: Đồng chí nào chia tay nơi đây?/Ngã ba rừng hoang lá đầy...
Quan sát những người “dính” vào chốn thơ, thấy họ làm thơ với rất nhiều động cơ khác nhau. Những động cơ ấy có khi rõ rệt, có khi mơ hồ; có khi thiết thực, có khi lại vu vơ; có thể người thơ ý thức rõ công việc mình làm, có khi cứ viết như một thôi thúc bên trong không cưỡng được...
Chục năm trước, tác giả Nguyễn Phong Việt nổi lên như một hiện tượng xuất bản, được độc giả yêu mến đặt danh xưng “nhà thơ triệu bản”. Từ đó đến nay, Nguyễn Phong Việt vẫn đều đặn ra mắt sách vào cuối mỗi năm như một món quà dành tặng bạn đọc. Ngày 20/11 vừa qua tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Phong Việt đã ra mắt cuốn sách mới nhất của mình có tiêu đề “Chúng ta sống là vì…”.
Nhân dịp kỷ niệm 111 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 77 năm Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Liên Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Ninh phối hợp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức Triển lãm thơ diễn ca lịch sử và nhân vật lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng”, với 110 bài thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung sáng tác.
Nguyễn Ðình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu của đất Nam Bộ nói riêng, của Việt Nam nói chung và là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức, tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc.